Ứng dụng dữ liệu trong doanh nghiệp - chìa khóa thành công cho chuyển đổi số

1081
30-07-2019
Ứng dụng dữ liệu trong doanh nghiệp - chìa khóa thành công cho chuyển đổi số

Bizfly Cloud chia sẻ - Dữ liệu là một tài nguyên không giống như bất kỳ tài nguyên nào khác. Dữ liệu không bao giờ cạn kiệt, giá trị dữ liệu gia tăng theo thời gian, có thể sử dụng được vô thời hạn và luôn có sẵn rất nhiều. Trong kỷ nguyên của Digital Darwinism, khả năng đổi mới nhanh chóng đồng nghĩa với việc chuyển đổi số là chiếc đòn bẩy ấn định người thắng cuộc trên đường đua - dữ liệu là tài sản quý giá nhất của công ty.

Nhiều tổ chức vẫn đang loay hoay trong nỗ lực nắm bắt giá trị thực sự kho dữ liệu mình nắm giữ. Chúng ta chắc hẳn đều đã nghe đến "dữ liệu giống như nguồn dầu mỏ chưa được khai thác" – điều này có phải có nghĩa là dữ liệu thực sự có giá trị? Đúng như vậy. Nhưng trên thực tế, giá trị của dầu mỏ không nằm ở chính bản thân nó - dầu thô phải trải qua một quá trình tinh chế để chuyển thành một thứ có giá trị sử dụng thực sự. Và dữ liệu cũng như vậy. Dữ liệu thô không hề mang giá trị - thực tế không ai muốn mua dữ liệu của bạn – mà chính là dữ liệu đã qua xử lý sẽ trở thành "con bò vắt sữa" của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp sở hữu trong tay hàng loạt dữ liệu không tạo ra giá trị. Tìm hiểu làm thế nào để có được giá trị từ tất cả các dữ liệu đó là một trong những thách thức lớn nhất khiến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hôm nay phải đau đầu.

Ứng dụng dữ liệu trong doanh nghiệp - chìa khóa thành công cho chuyển đổi số - Ảnh 1.

Làm thế nào để các công ty ứng dụng dữ liệu trong công việc - nên bắt đầu từ đâu?

Các công ty cần phải tư duy khác biệt. Kinh doanh cũng đồng nghĩa với những người tồn tại là những người mạnh nhất, điều này đã thúc đẩy các tổ chức thích ứng với thay đổi công nghệ và sử dụng các công nghệ mới để tạo lợi thế cho chính họ, trong khi những người chậm chân hơn bị bỏ lại hoàn toàn.

Chúng ta đang trải qua một trong những thời kỳ đổi mới mạnh mẽ nhất trong lịch sử loài người. Những tiến bộ trong 5G, IoT và AI sẽ cách mạng hóa mọi ngành công nghiệp, từ bán lẻ, tài chính, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe cho đến sản xuất, dịch vụ. Việc triển khai các công nghệ mới để thay thế các quy trình lấy con người làm trung tâm theo truyền thống có thể đã hoàn thành bước tiếp theo của Cách mạng Công nghiệp - nhưng đó không phải là bản chất của chuyển đổi kỹ thuật số.

Các doanh nghiệp cần xem xét làm thế nào những công nghệ này - và lượng dữ liệu khổng lồ mà chúng đang và sẽ tạo ra - có thể được tận dụng để tạo ra các nguồn khách hàng, sản phẩm và giá trị mới. Mỗi công ty nên đặt mục tiêu trở thành người dẫn đầu về khai thác giá trị kinh tế dữ liệu của chính doanh nghiệp mình trong lĩnh vực đang hoạt động của họ.

Câu hỏi quan trọng nhất mà các lãnh đạo doanh nghiệp cần phải tự hỏi ngay bây giờ là: tổ chức đã tận dụng dữ liệu và phân tích hiệu quả như thế nào để tăng sức mạnh cho mô hình kinh doanh? Tuy nhiên, nếu bạn đặt câu hỏi đó cho các CIO hoặc CEO, nhiều người trong số họ có thể không biết câu trả lời.

về vấn đề Bảo vệ dữ liệu: Nếu các công nghệ mới ngày một tạo ra nhiều nguồn dữ liệu hơn nữa, làm thế nào các doanh nghiệp có thể quản lý tất cả các dữ liệu đó, biến chúng thành những hiểu biết hữu ích mà vẫn đảm bảo tuân thủ quy định về bảo mật dữ liệu?

Có thể khẳng định rằng bối cảnh dữ liệu ngày càng trở nên phức tạp. Lượng dữ liệu phi cấu trúc đang tăng nhanh chóng mặt, và có một thông tin chưa mấy khả quan được đưa ra, đó là ước tính rằng chỉ có khoảng 1% dữ liệu phi cấu trúc đang thực sự được phân tích. Và thực tế là hiện nay chúng ta cũng đang bắt đầu thu thập các loại dữ liệu khác nhau - có thể là dữ liệu động, thậm chí dữ liệu âm thanh.

Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi khoảng 80% công việc của các nhà khoa học dữ liệu hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị dữ liệu - thu thập tất cả dữ liệu có thể có ích, làm sạch và tổ chức chúng - thay vì thực hiện công việc phân tích cấp cao sẽ thực sự mang lại hiệu quả và các thay đổi tích cực.

Một câu trả lời dành cho vấn đề này là DataOps - về cơ bản đây là mảnh ghép còn thiếu của câu đố. Phương pháp này được sử dụng cho các công việc thu thập, tổ chức và quản lý dữ liệu với khả năng tự động hóa nhiều quy trình chiếm nhiều thời gian của một nhà khoa học dữ liệu. Và, tất nhiên, với tự động hóa, chúng ta có thể kỳ vộng xảy ra ít lỗi hơn - và các kết quả đạt được đô tin cậy cao hơn, đảm bảo dữ liệu được đặt đúng chỗ, đúng thời điểm và có thể được truy cập bởi đúng người.

Theo BizFly Cloud tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: Tầm quan trọng của chất lượng dữ liệu đối với tỷ lệ mở email và điểm của tên miền gửi

BizFly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và internet tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những giải pháp và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.
SHARE