Top 5 ưu tiên về công nghệ đám mây doanh nghiệp sử dụng để vượt qua Covid-19

1674
14-04-2020
Top 5 ưu tiên về công nghệ đám mây doanh nghiệp sử dụng để vượt qua Covid-19

Bây giờ đang là thời điểm dịch bệnh bùng nổ chưa từng có tiền lệ trước đây, các công ty đều phải thay đổi hình thức làm việc cho nhân viên từ văn phòng sang làm việc từ xa/tại nhà. Trước khi COVID-19 xảy ra, phần lớn các doanh nghiệp đã tiến hành chuyển đổi một phần hoặc rất cả các hoạt động sang phần mềm đám mây.

Các dịch vụ đám mây giúp giảm thiểu các công việc liên quan đến quản lý máy chủ vật lý và vận hành các phần mềm phục vụ cho hoạt động kinh doanh liên tục của doanh nghiệp. Các công ty đã ứng dụngcông nghệ điện toán đám mây trước đây có khả năng chuyển đổi sang telework suôn sẻ hơn so với những DN chưa từng sử dụng điện toán đám mây. Điện toán đám mây giúp doanh nghiệp có quyền truy cập vào email và file, chia sẻ màn hình, tiến hành các cuộc họp ảo và cộng tác trên các tài liệu một cách an toàn và hiệu quả.

Dưới đây Bizfly Cloud chia sẻ hệ thống làm việc mà doanh nghiệp nên dịch chuyển sang đám mây để hỗ trợ tối đa cho giai đoạn mùa dịch DN áp dụng hình thức làm việc từ xa/làm việc tại nhà:

1. Email

Email là công cụ làm việc mà doanh nghiệp nên cân nhắc dịch chuyển sang đám mây trước tiên.

Email dựa trên đám mây như Office 365 và G Suite cung cấp quyền truy cập từ xa và luôn có sẵn để phục vụ cho nhu cầu làm việc tại nhà của nhân viên. Các dịch vụ này được bảo mật an toàn bằng các phương pháp như xác thực đa yếu tố, bảo vệ mối đe dọa tập trung vào an ninh mạng, ngăn ngừa mất dữ liệu và khả năng làm việc từ bất kỳ thiết bị nào.

Có quyền truy cập vào email dựa trên đám mây cho phép nhân viên thể làm việc từ bất cứ đâu như tại nhà, tại quốc gia khác hoặc tại nơi cách ly.

Doanh nghiệp cũng không cần phải lo lắng về vấn đề gián đoạn do các sự cố mất điện xảy ra trong các trung tâm dữ liệu của chính mình.

Các dịch vụ tham khảo: Office 365, G Suite, Zoho, BizFly Business Mail

2. Truyền thông hợp nhất

Truyền thông hợp nhất (UC: Unified communication) là một tập hợp các công nghệ cho phép các nhân viên có thể giao tiếp kỹ thuật số với nhau như: trò chuyện nhóm, họp trực tuyến, gọi thoại và web conferencing. Việc áp dụng các công cụ UC không những giúp tăng năng suất làm việc cá nhân mà còn mang lại sự giao tiếp chặt chẽ hơn, đặc biệt khi các cuộc họp trực tiếp không còn có thể diễn ra bởi tình hình dịch bệnh căng thẳng.

Một trong những yêu cầu của hình thức làm việc từ xa là làm thế nào để các lãnh đạo có thể quản lý được trạng thái làm việc của nhân viên. Nhân viên cũng yêu cầu một giải pháp để biết được khi nào đồng nghiệp đang sẵn sàng cho công việc, tránh trường hợp phải giải quyết công việc ngay lập tức nhưng đồng nghiệp lại đang vắng mặt. Công cụ UC chính là câu trả lời cho hai vấn đề này, UC có khả năng hiển thị trạng thái thời gian thực của nhân viên và vị trí hiện tại của họ.

Các dịch vụ tham khảo: Microsoft Teams, Slack, Zoom.

3. Hợp tác

Các công cụ hợp tác thời gian thực cho phép nhiều nhân viên có thể truy cập tài liệu, hoàn thành các nhiệm vụ, chia sẻ đóng góp các ý tưởng, đồng thời chia sẻ, chỉnh sửa và tạo lập file cùng một lúc. Các công cụ cộng tác giúp tăng năng suất và tiết kiệm thời gian hoàn thành dự án nhanh hơn.

Ví dụ: các nhóm có thể cộng tác làm việc với nhau để cải thiện kết quả kinh doanh ngay tại nhà. Tất cả các bộ phận bán hàng, giao hàng và marketing sẽ họp với nhau từ xa và trong thời gian thực bằng cách sử dụng các công cụ hợp tác như SharePoint Online hoặc MS Teams. Các chỉnh sửa, phiên bản và phê duyệt đều được quản lý thông qua các công cụ cộng tác và quy trình làm việc.

Trong ví dụ này, các dữ liệu làm việc đều được lưu trữ trên đám mây và được sao lưu an toàn và có thể truy cập từ xa. Doanh nghiệp cần áp dụng các chính sách bảo mật mạnh mẽ để đảm bảo kiểm soát được quyền truy cập.

DN nên sở hữu một bản sao lưu đám mây giúp bảo vệ dữ liệu chống lại các cuộc tấn công của ransomware.

Các dịch vụ tham khảo: Google Docs, SharePoint Online, DocuSign, MS Team, Slack, Trello, BizFly Drive.

4. Cloud computing

Sử dụng công nghệ điện toán đám mây giúp doanh nghiệp sở hữu những khả năng như: truy cập cơ sở hạ tầng có tính sẵn sàng, có thể mở rộng linh hoạt và bảo mật cao; sao lưu và khắc phục thảm họa; cập nhật tự động…

Các dịch vụ đám mây có khả năng mở rộng/thu hẹp linh động, do đó DN có thể thay đổi theo nhu cầu tài nguyên của mình. Ví dụ, các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô truy cập vào các dịch vụ đám mây để đáp ứng được nhu cầu truy cập tăng cao của nhân viên, hoặc điều chỉnh thu hẹp nếu muốn, góp phần kiểm soát chi phí và phù hợp với quy mô từng thời điểm. Trong vài tuần qua do sự ảnh hưởng của dịch bệnh, rất nhiều doanh nghiệp đã tiến hành tăng/giảm tài nguyên đám mây và mở rộng cơ sở hạ tầng đám mây để đáp ứng nhu cầu hoạt động do COVID-19 tạo ra.

Dịch chuyển công việc lên đám mây giúp DN giảm gánh nặng trong việc duy trì máy chủ và cơ sở hạ tầng vật lý trong đại dịch. Các vấn đề về chuỗi cung đã tạo ra sự khan hiếm phần cứng từ các nhà cung cấp ở châu Á, gây ra vấn đề trong việc duy trì các trung tâm dữ liệu và phòng máy chủ của các doanh nghiệp. Nếu không may DN gặp phải vấn đề downtime, việc tìm kiếm đúng phần máy chủ vật lý bị hỏng và thay thế chúng trung tâm dữ liệu có thể cực kỳ khó khăn.

Trong những thời điểm khó khăn này, việc trì hoãn di chuyển dịch vụ kinh doanh lên đám mây có thể coi là "thảm họa" đối với một doanh nghiệp.

Các dịch vụ tham khảo: Microsoft Azure, Google Cloud Platform, Amazon Web Services, Dynamics 365, Salesforce, BizFly Cloud.

5. Dữ liệu và thông tin trên đám mây

Với các doanh nghiệp áp dụng nhiều ứng dụng dạng software-as-a-service và platform-as-a-service trong đám mây, điều đó có ý nghĩa là hệ sinh thái dữ liệu của DN đó cũng nằm trong đám mây. Công nghệ dữ liệu đám mây cho phép người dùng kết nối với cả nguồn dữ liệu tại chỗ và trên đám mây, cho phép doanh nghiệp truy cập dữ liệu ở mọi nơi, trên mọi thiết bị vào bất cứ lúc nào. Dữ liệu trong đám mây cung cấp cho doanh nghiệp sự linh hoạt và khả năng đáp ứng nhu cầu dữ liệu tức thời, làm tiền đề phát triển cho các tính năng tiên tiến hơn trong tương lai, ví dụ như AI hoặc machine learning.

Dịch chuyển dữ liệu sang đám mây giúp giảm gánh nặng vật lý trong việc duy trì máy chủ và cơ sở hạ tầng tại chỗ - điều khó có thể thực hiện trong tình huống cách ly xã hội nhân viên không được lên văn phòng. Nhân viên có thể truy cập và quản lý dữ liệu mà không phải lo lắng về vấn đề truy cập hệ thống nội bộ.

Các dịch vụ tham khảo: Microsoft Azure, Azure SQL, Azure Data Factory, Azure Data Bricks, Power BI, BizFly Storage,...

BizFly Cloud - Hệ sinh thái đám mây toàn diện giúp được gì cho doanh nghiệp?

Chúng tôi nhận thấy rằng nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức trước mắt là tìm kiếm các công nghệ phục vụ cho nhu cầu làm việc của lực lượng lao động. Nhóm chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam khi các DN có kế hoạch áp dụng công nghệ đám mây để giảm thiểu tác động của COVID-19.

Chi tiết truy cập: https://bizflycloud.vn/

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Tiếp tục kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng tại nhà - Con đường "sống" cho doanh nghiệp giữa tâm bão

Những nỗ lực chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình online để ứng phó kịp thời với dịch Covid 19 có thể sẽ thất bại nếu không thể đảm bảo NHANH VÀ NGAY. Áp dụng ngay các giải pháp tự động, đồng bộ, tích hợp sẵn sàng, việc triển khai có thể chỉ tính bằng PHÚT, sử dụng vài THAO TÁC đơn giản. Các giải pháp được VCCorp khuyên dùng:

1. Giải pháp Máy chủ ảo Cloud Server lưu trữ ứng dụng, phần mềm, website... khởi tạo chỉ 45 giây, giá chỉ từ 3000đ/ngày

2. Giải pháp Tăng tốc độ website tới 16 lần, không còn tình trạng trang tải chậm khi quá tải truy cập: CDN chỉ từ 800đ/GB

3. Các giải pháp mở rộng hệ thống, tăng giảm máy chủ, băng thông tự động: Load Balancer, Auto-scaling....

4. Tích hợp sẵn sàng với các công cụ quản lý, bán hàng tự động: chatbot, CRM, botbanhang, Ticket...

>>> Tìm hiểu ngay tại đây

SHARE