Những công nghệ giúp doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm chi phí, nhân lực để bắt nhịp kinh doanh trở lại khi Covid19 đi qua

1141
07-05-2020
Những công nghệ giúp doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm chi phí, nhân lực để bắt nhịp kinh doanh trở lại khi Covid19 đi qua

Theo Bizfly Cloud tìm hiểu sự bùng phát của dịch COVID-19 đã cho thấy giá trị của công nghệ và chuyển đổi số trong việc giúp các tổ chứ biến cuộc khủng hoảng thành cơ hội để "sinh tồn", sống sót và chuyển mình mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Những tác động của chuyển đổi số được thể hiện khá rõ trên ba khía cạnh: tác động của dịch COVID-19 đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; giá trị của công nghệ và chuyển đổi số trong cuộc chiến chống lại sự bùng phát dịch bệnh trên diện rộng; và các công nghệ thúc đẩy chuyển đổi nhanh sau dịch.


Những tác động rõ rệt nhất của Covid-19 đối với doanh nghiệp

3 tác động tiêu cực tiêu biểu:

- Không thể gặp khách hàng trực tiếp.

- Hiệu suất bán hàng giảm đáng kể.

- Không thể tiếp tục sản xuất hoặc sản xuất bị gián đoạn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những tác động tích cực doanh nghiệp có thể tận dụng từ cuộc khủng hoảng:

- Cải thiện khả năng hợp tác của công ty từ xa.

- Giá trị của chuyển đổi số và công nghệ được nhìn nhận rõ ràng và công nhận rộng rãi.

- Cơ hội nắm bắt và phát triển Marketing online và kinh doanh trực tuyến.

Những công nghệ giúp doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm chi phí, nhân lực để bắt nhịp kinh doanh trở lại khi Covid19 đi qua - Ảnh 1.

Trong số các lĩnh vực CNTT bị ảnh hưởng tiêu cực, phần cứng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn phần mềm, trong khi công nghệ truyền thống sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự xuất hiện của các công nghệ mới. Sản phẩm thông minh, thiết bị front-end sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các sản phẩm hạ tầng back-end.

Các mô hình truyền thống, phần cứng cồng kềnh vốn đắt đỏ, cần nhiều nhân sự chuyên môn cao, phải bảo trì và nâng cấp thủ công tới vài tuần. Trong bối cảnh cần thay đổi nhanh cách vận hành, cách kinh doanh như chuyển đổi sang môi trường online, triển khai làm việc từ xa…, những công nghệ dạng cố định này không thể "dịch chuyển" ngay được cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Trong khi đó, các công nghệ hạ tầng đám mây nổi bật về tính linh hoạt cao, tiết kiệm tối ưu chi phí và nguồn lực: thời gian khởi tạo, nâng cấp chỉ tính bằng giây, không phải thực sự sở hữu phần cứng cố định, không đòi hỏi trình độ cao, nhiều nhân sự, chi phí tính theo dung lượng thực tế tới từng phút...  giúp doanh nghiệp nhẹ gánh hơn trong việc duy trì kinh doanh mùa dịch đầy chật vật.

Trong số các phân khúc công nghệ nhận được tác động tích cực, các nền tảng hợp tác doanh nghiệp, làm việc trực tuyến sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, tiếp theo là điện toán đám mây (Cloud Computing), robot, AI, Big Data và 5G.

Các biện pháp mới doanh nghiệp cần thúc đẩy để tiếp tục chuyển đổi số sau đại dịch

Để đối phó với những thách thức của dịch COVID-19 và tình hình kinh tế, doanh nghiệp cần tập trung chuyển đổi online trong 5 lĩnh vực sau ngay trong năm 2020:

Tạo mô hình và kịch bản làm việc, cộng tác từ xa.

Nghiên cứu các mô hình kinh doanh và các điểm tăng trưởng kinh doanh mới.

Xây dựng mô hình online hóa có tính cạnh tranh cao.

Giảm chi phí bằng cách chuyển đổi càng nhiều tài sản công nghệ cố định, đắt đỏ sang đám mây càng tốt, cải thiện hiệu quả hoạt động và khám phá các kịch bản ứng dụng công nghệ 5G và IoT.

Chuyển đổi số cho thấy giá trị ngày càng tăng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh

Sự bùng phát của dịch COVID-19 có thể nói là một dịp giúp mọi người nhìn nhận đầy đủ giá trị của các hệ thống CNTT. Văn phòng ảo, Marketing online, họp, hội nghị video, quản lý khách hàng, hỗ trợ và dịch vụ từ xa... đã đóng một vai trò lớn lao trong việc đối phó với những thách thức do dịch bệnh gây ra.

Những công nghệ giúp doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm chi phí, nhân lực để bắt nhịp kinh doanh trở lại khi Covid19 đi qua - Ảnh 2.

Các doanh nghiệp dẫn đầu về chuyển đổi số hoặc đã chuyển đổi số từ sớm ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hơn, trong khi các doanh nghiệp dẫn đầu về tự động và tối ưu nguồn lực làm việc có ưu thế lớn hơn trong điều hành từ xa và hiệu quả công việc tổng thể cũng cao hơn.

Sự bùng phát bất ngờ của dịch bệnh lần này giống như 1 hồi chuông cảnh tỉnh các doanh nghiệp về ý thức ứng phó với các tình huống bất khả kháng rất có thể sẽ còn xảy ra trong tương lai. Điều này sẽ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện để hoàn toàn sẵn sàng trong những tình cảnh tương tự.

Với Cloud AI 5G/IoT là chất xúc tác, việc tích hợp sâu hơn các dịch vụ online và offline vẫn sẽ tiếp tục tăng.

Những nỗ lực chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình online để ứng phó kịp thời với dịch Covid 19 có thể sẽ thất bại nếu không thể đảm bảo NHANH VÀ NGAY. Áp dụng ngay các giải pháp tự động, đồng bộ, tích hợp sẵn sàng, việc chuyển đổi hệ thống hạ tầng và kinh doanh lên online có thể chỉ tính bằng PHÚT, sử dụng vài THAO TÁC đơn giản:

Giải pháp Máy chủ ảo Cloud Server lưu trữ ứng dụng, phần mềm, website... khởi tạo chỉ 45 giây, giá chỉ từ 3000đ/ngày.

Giải pháp Tăng tốc độ Website tới 16 lần, không còn tình trạng trang tải chậm khi quá tải truy cập: CDN chỉ từ 800đ/GB

Các giải pháp mở rộng hệ thống, tăng giảm máy chủ, băng thông tự động: Load Balancer, Auto-scaling....

Tích hợp sẵn sàng với các công cụ quản lý, bán hàng tự động: Call Center, Chatbot, CRM, botbanhang, Ticket...

Đăng ký trải nghiệm MIỄN PHÍ các giải pháp do BizFly Cloud cung cấp và nhận ƯU ĐÃI tới 05 tháng sử dụng tại: https://bizflycloud.vn

Hệ sinh thái điện toán đám mây BizFly Cloud được vận hành bởi Công ty cổ phần VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông. Bằng nhiều năm kinh nghiệm hợp tác với các đối tác lớn trong và ngoài nước như Vingroup, Topica, VTV, Đất Xanh Group, Zinna Corp, Fahasa, 7-eleven…, BizFly Cloud có khả năng đưa ra các giải pháp điện toán đám mây phù hợp và hiệu quả dành riêng cho doanh nghiệp.

Hotline hỗ trợ: 024 7302 8888/ 028 7302 8888

Theo GenK

>> Có thể bạn quan tâm:Thói quen người dùng thay đổi, cơ hội cho doanh nghiệp khi bão Covid-19 đi qua

SHARE