Lựa chọn dịch vụ lưu trữ nào thì phù hợp với Doanh nghiệp?

1564
16-07-2018
Lựa chọn dịch vụ lưu trữ nào thì phù hợp với Doanh nghiệp?

Lưu trữ đám mây - cloud storage là một công cụ không thể thiếu trong thế giới siêu kết nối ngày nay. Nhưng không như những ngày đầu, khi các nhà cung cấp thường xuyên tung ra các tính năng mới hay liên tục tăng giới hạn lưu trữ, thị trường đã cho thấy sự thuần thục hơn về khả năng cung ứng và các định mức lưu trữ. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu một số yếu tố quan trọng cần cân nhắc trước khi lựa chọn một dịch vụ lưu trữ đám mây để ứng dụng trong doanh nghiệp.

Cần tìm hiểu kỹ thông tin về các dịch vụ

Một trong những điều cần làm đầu tiên khi lựa chọn giữa các dịch vụ cloud storage là đưa ra sự so sánh giữa các tùy chọn lưu trữ, tính năng và chi phí. Các dịch vụ miễn phí có thể là một lựa chọn nếu bạn chỉ cần những tính năng cơ bản, nhưng với các tính năng thực sự quan trọng hoặc nâng cao thường sẽ chỉ có sẵn trong các gói trả phí. Một số dịch vụ cloud storage lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp hỗ trợ dung lượng lưu trữ miễn phí rất hạn chế và một số không cung cấp gì cả.

Lựa chọn dịch vụ lưu trữ nào thì phù hợp với Doanh nghiệp? - Ảnh 1.

Tìm hiểu về dịch vụ để lựa chọn phù hợp

Bên cạnh các tính năng lưu trữ, một yếu tố quan trọng khác cần cân nhắc là cấp độ của các chức năng sẵn có trong các ứng dụng di động được cung cấp. Các phiên bản iOS và Android cũng thường cung cấp các trải nghiệm và hệ tính năng rất đa dạng, tuy nhiên lại thường bị giới hạn so với các bản sao trên desktop. Ví dụ: đôi khi người dùng phải chọn thủ công các tệp để tải xuống thiết bị di động và thường không thể tải xuống toàn bộ thư mục mà không chọn từng tệp riêng lẻ.

Tuy nhiên, vẫn có các dịch vụ cloud storage có thêm các ứng dụng của bên thứ ba hỗ trợ quản lý các thư mục bằng các thiết bị di động tương thích.

Hiện nay, có nhiều dịch vụ cloud gặp sự cố khi theo dấu chính xác các tệp thường xuyên phải sửa đổi. Do đó, khả năng sao lưu nhiều bản copy file dữ liệu tại các thời điểm khác nhau hay "tạo phiên bản" có thể là một trong những tính năng quan trọng nhất nếu phải thường xuyên chỉnh sửa trên cùng tệp dữ liệu. Tuy nhiên, không phải dịch vụ cloud nào cũng hỗ trợ việc tạo các phiên bản tệp và tính năng tạo phiên bản cũng có nhiều khác biệt.

Ví dụ, Dropbox Pro cung cấp lịch sử phiên bản không giới hạn, nhưng các bản sửa đổi chỉ được lưu trữ trong vòng 30 ngày, trừ khi bạn trả phí để sử dụng gói lịch sử phiên bản mở rộng nâng cao hoặc là chuyển sang Dropbox Business. Microsoft OneDrive hỗ trợ các tệp Office nhưng lại không hỗ trợ các tệp khác và các phiên bản được lưu sẽ tiêu thụ dung lượng lưu trữ của người dùng.

Tất cả các dịch vụ lưu trữ đám mây hàng đầu hiện nay đều lưu trữ dữ liệu tại các địa điểm cố định, các dịch vụ này đặt ra và áp dụng các giới hạn trong vấn đề đổi tên các thư mục gốc, hoặc sẽ chỉ đồng bộ các thư mục được lưu trong thư mục gốc. Nếu không sử dụng các giải pháp thay thế hoặc chạy phần mềm đồng bộ hóa tệp, một số dịch vụ có thể cho phép bạn giữ nguyên cấu trúc thư mục hiện có đồng thời chọn thư mục tùy ý để đồng bộ hóa.

Vấn đề an ninh trên các dịch vụ cloud

An ninh được xem là vấn đề có vai trò vô cùng quan trọng khi đề cập đến chủ đề cloud, và nó sẽ còn trở nên quan trọng hơn nữa khi tin tặc cũng ngày một tinh vi hơn. Tuy nhiên không may là nhiều người thực sự vẫn chưa có một khái niệm đúng đắn hay thâm chí không hiểu bảo mật đám mây là gì. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thường nói rằng họ sử dụng mã hóa mạnh cho cả dữ liệu chuyển tiếp và dữ liệu lưu trữ khiến bạn lầm tưởng rằng thông tin của mình luôn được bảo vệ.

Lựa chọn dịch vụ lưu trữ nào thì phù hợp với Doanh nghiệp? - Ảnh 2.

An ninh luôn là một vấn đề cần quan tâm trên cloud

Mối đe dọa thực sự thường đến từ các hacker mưu mẹo muốn "bẻ khóa" các dịch vụ cloud storage, bởi các nhóm dữ liệu khổng lồ của các nhà cung cấp này thực sự là một mục tiêu hấp dẫn. 

Trong tình huống đó, cho dù các nhà cung cấp có mã hóa dữ liệu đang được lưu trữ hay không cũng không còn quan trọng nữa, bởi các khóa giải mã liên quan chắc chắn cũng được lưu trữ bởi cùng một nhà cung cấp dịch vụ và cũng có thể bị đánh cắp đồng thời.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể ngăn chặn việc hacker nhắm mục tiêu tới mình. Xác thực hai yếu tố có thể giúp bảo vệ chống lại các cuộc tấn công brute-force (các cuộc tấn công vào website mã nguồn mờ - đặc biệt là wordpress). Hệ thống xác thực hai yếu tố sẽ gửi mật khẩu chỉ dùng một lần qua tin nhắn văn bản hoặc một ứng dụng có thể được sử dụng cùng với mật khẩu của bạn để thêm một lớp bảo mật.

Ví dụ: Dịch vụ Simple Storage cung cấp thêm các lớp bảo mật với Multi-Factor Authentication (MFA) Delete. Với tính năng này, người dùng sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin xác thực và một chuỗi số nhận được từ thiết bị xác thực đa yếu tố (multi-factor authentication device) khi truy cập và thao tác trên dữ liệu của mình.

Bạn cũng có thể chọn mã hóa dữ liệu trước khi tải lên đám mây. Như vậy, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ không thể đọc được nội dung bên trong dữ liệu. Nhưng phương án này sẽ giới hạn nhiều lợi ích của việc lưu trữ đám mây.

Chi tiết về các lần đăng nhập gần đây có thể là một cảnh báo mà bạn nên lưu ý về các nỗ lực đột nhập từ bên ngoài và lịch sử truy cập đó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ vi phạm dữ liệu trước khi quá muộn.

Cần xác định các phương án thực thi  với cloud storage

Nếu bạn muốn ứng dụng cloud storage trong công việc, bạn có thể sẽ muốn khai thác các tùy chọn giúp thúc đẩy kinh doanh. Mặc dù bạn sẽ phải trả phí để sử dụng, nhưng các dịch vụ này lại có sẵn các công cụ nâng cao cho phép bạn quản lý nhiều dịch vụ cloud từ một bảng điều khiển duy nhất, giám sát công việc trên toàn bộ tổ chức và cho phép thực hiện các cài đặt cụ thể, chẳng hạn như xác minh hai yếu tố.

Tùy thuộc vào nhà cung cấp, tính năng cộng tác công việc cũng có thể được hỗ trợ, bao gồm các thư mục có thể được chia sẻ với các thành viên cụ thể trong nhóm, các cảnh báo sửa đổi và khả năng thêm nhận xét vào tệp dữ liệu.

Các dịch vụ hỗ trợ tracking khi có thay đổi trong tệp dữ liệu cho phép tạo báo cáo chi tiết về lịch sử sửa đổi tệp cũng như thông tin về những người và thiết bị đã truy cập các tệp đó. Quản trị viên có thể tạm ngưng tài khoản người dùng khi nhân viên rời đi để đảm bảo rằng các tệp quan trọng không bị xóa hoặc chuyển quyền cho người khác khi có sự thay đổi trách nhiệm công việc

Lựa chọn dịch vụ lưu trữ nào thì phù hợp với Doanh nghiệp? - Ảnh 3.

Xây dựng chiến lược ứng dụng cloud storage

Một số dịch vụ cloud storage có thêm các tích hợp với các ứng dụng và dịch vụ của bên thứ ba khác. Dropbox và Microsoft cho phép người dùng mở các tệp Microsoft Office từ bên trong ứng dụng Dropbox, cũng như có thể truy cập các tài liệu được lưu trữ trong Dropbox khi sử dụng các dịch vụ Microsoft Online.

Bất chấp các quan điểm vốn có, mô hình đám mây không phải là điều gì quá xa vời hay cao siêu. Thực tế là nó mang đến rất nhiều giá trị thiết thực. Dù vậy, vẫn cần thiết phải có những đánh giá đúng đắn trước khi ứng dụng các dịch vụ đám mây cho doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng nên nhớ rằng việc đồng bộ hóa các tệp trên dịch vụ lưu trữ đám mây không thể thay thế được cho việc sao lưu dữ liệu thực.

Theo www.cio.com

>>Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để lựa chọn đúng loại hình lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp của bạn

SHARE