Lá chắn chặn DDoS hiệu quả dành riêng cho doanh nghiệp Việt

1147
12-03-2020
Lá chắn chặn DDoS hiệu quả dành riêng cho doanh nghiệp Việt

Các cuộc tấn công DDoS vẫn đang diễn ra với số lượng tăng phi mã và ngày càng trở nên mạnh hơn, tinh vi và khó ngăn chặn hơn, gây ảnh hưởng đến hàng triệu trang web trên toàn thế giới mỗi năm. Không nằm ngoài vòng xoáy chung của công nghệ thế giới, tại Việt Nam, hàng nghìn website vẫn đang phải chống đỡ với tấn công DDoS không ngừng nghỉ. Sở hữu giải pháp chống tấn công DDoS là ưu tiên hàng đầu hiện nay của các doanh nghiệp.

Bị tấn công DDoS đang dần trở nên "hiển nhiên", là điều không thể tránh khỏi khi một doanh nghiệp trực tuyến. Website càng lớn, càng nổi tiếng thì doanh nghiệp càng dễ trở thành mục tiêu của những kẻ tấn công. Tuy nhiên vẫn có giải pháp làm giảm khả năng bị tấn công DDoS này. 

Có nhiều lý do để website doanh nghiệp trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công DDoS

Đầu tiên phải kể đến nguyên nhân phổ biến nhất đó là bị tấn công bởi các đối thủ cạnh tranh.  Điều này tuy là bất hợp pháp nhưng vẫn xảy ra thường xuyên bởi những đối thủ muốn bất chấp hạ bệ doanh nghiệp. Đối thủ có thể thuê tin tặc thực hiện một cuộc tấn công DDoS trên website, gây ảnh hưởng trầm trọng đến doanh nghiệp, gây sụt giảm doanh thu đối với website bán hàng trực tuyến. Việc xác định nguồn gốc và ai là người khơi mào cuộc tấn công là việc rất khó khăn và tốn kém.

Thứ hai, website doanh nghiệp có thể bị tấn công DDoS vì chính nội dung trong trang. Việc doanh nghiệp đăng tải một bức ảnh/sản phẩm/dịch vụ/nội dung nhạy cảm gây tranh cãi (chẳng hạn như nạn phân biệt chủng tộc, giới tính) sẽ là nguyên nhân khiến website phải chịu các cuộc tấn công từ những cộng đồng những người phản đối và lên án với thông điệp. Cộng đồng này sẽ tạo nên cuộc tấn công DDoS hướng vào website doanh nghiệp.

Sập website do tấn công DDoS sẽ dẫn đến những thiệt hại lớn cho doanh nghiệp

Cuộc tấn công DDoS gây ra nhiều thiệt hại lớn nhỏ khác nhau, tùy thuộc vào bản chất và độ phức tạp. 

Downtime (website không khả dụng) là thiệt hại đầu tiên và nghiêm trọng nhất do website bị quá tải dẫn tới không khả dụng. Lúc này khi người dùng truy cập, website sẽ trả lại lỗi hoặc không kết nối đến website được, điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng tìm kiếm của website nếu downtime diễn ra quá lâu. Thứ hạng SEO sẽ bị hạ thấp bởi trong quá trình thu thập dữ liệu website của doanh nghiệp, Google nhận thấy website đang không hoạt động, đây chính là yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực tới thứ hạng.

Ngoài ra, cuộc tấn công DDoS sẽ khiến website dễ bị hack hơn vì tất cả nguồn lực hệ thống đều đang tập trung vào việc khắc phục để đưa website trở lại trực tuyến, chưa kể các hệ thống bảo mật có thể đã bị tấn công trước đó. Lúc này tin tặc truy cập vào website dễ dàng hơn thông qua các phần mềm gián điệp nằm bên trọng hệ thống website khi cuộc tấn công DDoS thành công trong việc làm tê liệt website doanh nghiệp.

Cuối cùng, để khắc phục những thiệt hại do tấn công DDoS gây ra, doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Trường hợp xấu nhất là doanh nghiệp sẽ bị mất website, việc xây lại từ đầu là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra. Nhưng nếu website không được sao lưu, vậy doanh nghiệp sẽ khôi phục từ đâu? Chưa kể nếu không được khắc phục một cách nhanh chóng, thiệt hại về SEO và doanh thu từng phút từng giờ sẽ trầm trọng hơn.

Khi downtime, trải nghiệm người dùng giảm, doanh thu bị thiệt hại, thương hiệu doanh nghiệp đi xuống, hệ thống và website có lỗ hổng, hậu quả để lại cho doanh nghiệp có thể đong đếm trực tiếp được bằng tiền. Tất cả những thiệt hại này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ website doanh nghiệp khỏi các cuộc tấn công DDoS. Có sự chuẩn bị, doanh nghiệp sẽ không bao giờ bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cuộc tấn công DDoS nào.

Bizfly Anti DDOS – Giải pháp chống tấn công từ chối dịch vụ vượt trội cho ứng dụng và website

Bizfly Anti DDOS thiết lập các biện pháp bảo mật giúp bảo vệ mà không gây ảnh hưởng lên website. Các ứng dụng, website của doanh nghiệp vẫn hoạt động ổn định, đảm bảo hiệu suất và tính khả dụng khi bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) từ bên ngoài bởi các tính năng vượt trội sau:

  • Tự động phát hiện và chặn các đợt tấn công DDOS: Chặn request từ các nguồn tấn công tới trong thời gian ngắn (5s đến 1') đồng thời vẫn đảm bảo người dùng truy cập bình thường đến website.
  • Cơ chế lọc linh hoạt: Tùy chỉnh lọc và chặn tấn công DDoS theo nhiều rule khác nhau như chặn theo domain, theo Session, theo URL.
  • - Không làm ảnh hưởng đến SEO: Không chặn request từ Google Bot / Facebook Bot hoặc một số Bot phổ biến phục vụ cho SEO.
  • Hỗ trợ cơ chế Captcha: Cho phép người dùng thật vẫn truy cập được website bình thường khi có tấn công tần suất lớn.
  • Cân bằng tải server gốc: Cân tải request xuống nhiều Web Server giúp tăng khả năng tùy chỉnh kích thước hệ thống theo tải thực tế.
  • Tùy chỉnh IP chặn lọc: Hỗ trợ cài đặt IP Whitelist và IP Blacklist để cho phép hoặc chặn truy cập theo IP.
  • Chặn DDoS nhiều tầng: Phát hiện và ngăn chặn nhiều dạng tấn công DDoS khác nhau ở các tầng L3, L4, L7.
  • Tích hợp CDN:  Lưu trữ và phân phối dữ liệu HTML tại nhiều Data Center khác nhau giúp tăng tốc độ truy cập cho người dùng, đồng thời giảm tải xuống Web server gốc.

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

SHARE