Hành vi mua sắm sau COVID-19: thương mại điện tử vẫn tiếp tục bùng nổ

1339
18-05-2020
Hành vi mua sắm sau COVID-19: thương mại điện tử vẫn tiếp tục bùng nổ

Thói quen mua sắm của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào trong thời gian hậu Covid-19? Cụ thể với ngành thương mại điện tử, những hành vi mới này sẽ tác động đến bán lẻ toàn cầu như thế nào? Cùng Bizfly Cloud  tìm hiểu thông tin chi tiết hơn nhé!

Chuẩn bị đáp ứng cho hành vi mua sắm của khách hàng sau COVID-19: Các doanh nghiệp thương mại điện tử nên làm gì?

Covid-19 bùng nổ khiến việc điều hành bất kỳ mô hình doanh nghiệp nào cũng đều khó khăn, nhưng khó khăn nhất là kinh doanh bán lẻ. Giữa đại dịch, một số doanh nghiệp thậm chí còn phải đóng cửa nghỉ bán, dừng hoạt động theo nghị định của chính phủ.

Điều này dẫn đến những thay đổi trong kinh doanh chuyển hướng sang bán hàng online ship hàng tận nhà. Cửa hàng sách cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà, thậm chí các thiết bị làm vườn nặng cồng kềnh vẫn có thể được mua trực tuyến và giao trực tiếp đến tận nhà khách hàng.

Các chủ doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo để đảm bảo tương lai có khả năng tồn tại hậu dịch, phục vụ đúng nhu cầu khách hàng song hành việc duy trì được chuỗi cung ứng. Người tiêu dùng đã thay đổi hoàn toàn các ưu tiên mua sắm vì Covid-19.

Một nghiên cứu từ Stackline đã phân tích và so sánh doanh số thương mại điện tử của Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 2020 so với năm 2019. Kết quả: các sản phẩm như vali,cặp sách, máy ảnh là những loại sản phẩm giảm nhanh nhất trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Tất cả các loại hàng hóa quần áo và các sản phẩm ngoài trời cũng giảm đáng kể.

Mặt khác, găng tay dùng một lần, máy làm bánh mì và thuốc ho là những mặt hàng bán chạy nhất. Bên cạnh các loại thực phẩm và các sản phẩm vệ sinh, máy phát điện cũng lọt vào top 20 sản phẩm bán chạy.

Lợi thế của các doanh nghiệp lớn đầu ngành đó là họ sở hữu các lợi thế cạnh tranh và có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường.

Kinh nghiệm của một doanh nghiệp được hình thành từ khách hàng này sang khách hàng khác, từ lĩnh vực kinh doanh này đến lĩnh vực kinh doanh khác, từ các trải nghiệm làm việc trong chính nội bộ tổ chức của các bộ phận tiếp thị, bán hàng, thương mại điện tử, dịch vụ khách hàng…

Nếu vẫn còn băn khoăn digital transformation chính xác là gì, thì cuộc khủng hoảng lần này đã định nghĩa về digital transformation rất chi tiết và thực tế 

Các khoản đầu tư số hóa trước đây đang phát huy tác dụng lớn trong đại dịch - đặc biệt với các doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ phù hợp với trải nghiệm và xu hướng của khách hàng, trong đó thương mại điện tử là yếu tố cơ bản để duy trì hoạt động kinh doanh và phát triển giữa bão Covid.

Các chuyên gia mong đợi sự tăng trưởng mạnh mẽ của TMĐT trong những năm tới, điều này được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng của xu hướng mua sắm trên thiết bị di động đồng thời ngày càng nhiều điểm tiếp xúc thương mại mới như chatbot, trợ lý ảo, thiết bị thông minh, phương tiện truyền thông xã hội.

Người dùng đang chuyển sang mua hàng qua các kênh kỹ thuật số - theo khảo sát người tiêu dùng ở Civis Analytics and L.E.K. Consulting. Các công ty có kinh nghiệm về kỹ thuật số mạnh mẽ sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để vượt qua cơn bão và vượt qua suy thoái kinh tế.

Tính nhất quán đóng một vai trò quan trọng trong trải nghiệm khách hàng kỹ thuật số. Sự nhất quán trong cách các công ty truyền tải thông điệp qua các điểm tiếp xúc, nhất quán trong cách họ tương tác, hướng dẫn, giới thiệu và cuối cùng là giao dịch với khách hàng. Sự nhất quán cũng thể hiện trong cách các công ty cá nhân hóa cho cá nhân.

Câu hỏi là: Làm thế nào bạn có thể tiếp cận và tương tác với khách hàng trên nhiều kênh?

Các chiến lược kỹ thuật số cần phải được quản lý cẩn thận và liền mạch trên tất cả các điểm tiếp xúc của khách hàng. Vì vậy, các kiến trúc tạm gọi là headless architecture đang phát triển, giúp thực hiện chức năng kinh doanh phong phú thông qua API cho phép tích hợp dễ dàng và linh hoạt với các ứng dụng và điểm tiếp xúc khác.

Giải pháp thương mại điện tử headless giúp bạn xây dựng các mô hình kinh doanh B2C, B2B hoặc B2B2C dựa trên khả năng thương mại mạnh mẽ. Các giải pháp quản lý nội dung headless (CMS) giúp tạo ra các thành phần chi tiết của nội dung số có thể sử dụng lại trong nhiều ứng dụng và điểm tiếp xúc.

Kết hợp với cá nhân hóa và bán hàng theo ngữ cảnh thời gian thực, doanh nghiệp sẽ cung cấp nội dung hoặc sản phẩm phù hợp vào đúng thời điểm cho người mua hàng độc lập với điểm tiếp xúc mà họ chọn để tương tác với thương hiệu của bạn.

Sự kết hợp của cả hai - headless commerce và CMS - cung cấp cho bạn một backend giao dịch mạnh mẽ để làm chủ tương lai một cách nhanh chóng, đổi mới và cung cấp các trải nghiệm thương mại giàu nội dung liền mạch cho khách hàng.

Web, di động, kênh xã hội, cửa hàng: thương mại điện tử sẽ vẫn là trung tâm của trải nghiệm bán lẻ

Không thể chắc chắn về cách mua sắm vật lý sẽ như thế nào trong tương lai, nhưng điều chúng ta có thể dự đoán được đó là thương mại điện tử chắc chắn sẽ đóng vai trò thậm chí còn mạnh mẽ hơn cùng xu hướng thanh toán ảo, thúc đẩy doanh thu cho các nhà bán lẻ.

Hành vi mua hàng sau COVID-19 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thương mại điện tử. Những nỗ lực kỹ thuật số sẽ giúp doanh nghiệp cân bằng rủi ro bằng cách đưa họ đến gần khách hàng hơn, phục vụ nhu cầu của khách hàng mà vẫn giữ được khoảng cách xã hội cần thiết.

Một kiến trúc thương mại điện tử được thiết kế tốt cho phép doanh nghiệp kết nối trải nghiệm mua sắm thực tế và các điểm bán hàng với các kênh bán hàng trực tuyến - trên web, di động hoặc bất kỳ kênh kỹ thuật số nào khác phù hợp với doanh nghiệp và ngành nghề.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Doanh nghiệp quản lý chi phí công nghệ trong cuộc khủng hoảng Covid-19 như thế nào?

Những nỗ lực chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình online để ứng phó kịp thời với dịch Covid-19 có thể sẽ thất bại nếu không thể đảm bảo NHANH VÀ NGAY. Áp dụng ngay các giải pháp tự động, đồng bộ, tích hợp sẵn sàng, việc triển khai có thể chỉ tính bằng PHÚT, sử dụng vài THAO TÁC đơn giản. Các giải pháp được VCCorp khuyên dùng:

1. Giải pháp Máy chủ ảo Cloud Server lưu trữ ứng dụng, phần mềm, website... khởi tạo chỉ 45 giây, giá chỉ từ 3000đ/ngày

2. Giải pháp Tăng tốc độ website tới 16 lần, không còn tình trạng trang tải chậm khi quá tải truy cập: CDN chỉ từ 800đ/GB

3. Các giải pháp mở rộng hệ thống, tăng giảm máy chủ, băng thông tự động: Load Balancer, Auto-scaling....

4. Tích hợp sẵn sàng với các công cụ quản lý, bán hàng tự động: chatbot, CRM, botbanhang, Ticket...

>>> Tìm hiểu ngay tại đây

SHARE