Firmware là gì? Firmware được lưu trữ ở đâu?

1432
30-11-2018
Firmware là gì? Firmware được lưu trữ ở đâu?

Bạn đã từng nghe tên Firmware bao giờ chưa? Bạn đang không biết firmware dùng để làm gì, nó có thực sự trọng không. Hãy cùng đi tìm hiểu những thông tin dưới đây từ Bizfly Cloudchia sẻ nhé. 

Firmware là gì?

Firmware là một phần mềm giúp phần cứng hoạt động và thực hiện những mục đích của nhà sản xuất phần mềm đó. Firmware bao gồm các chương trình được viết bởi các software developer để "tick" các hardware device. Nếu không có firmware, hầu hết các thiết bị điện tử chúng ta sử dụng hàng ngày sẽ không thể hoạt động.

Ví dụ: Bo mạch chủ máy tính không có firmware sẽ không thể tìm thấy ổ đĩa cứng hoặc thẻ video bên trong máy tính. Nếu ổ đĩa không có firmware nhúng bên trong, chúng sẽ không biết được tốc độ quay của mình là bao nhiêu hay khi nào cần dừng lại. Một card mạng không dây sẽ không biết cách sử dụng radio frequency cụ thể là bao nhiêu.

Firmware giúp hoạt động và thực hiện những mục đích của nhà sản xuất phần mềm

Firmware giúp hoạt động và thực hiện những mục đích của nhà sản xuất phần mềm

Đối với phần cứng phức tạp hơn, như điện thoại thông minh, máy tính bảng, TV thông minh, đồng hồ thông minh... firmware là trung gian giữa phần cứng và hệ điều hành. Trên các thiết bị như vậy, firmware chỉ chứa các hướng dẫn cần thiết cho phần cứng để hoạt động với hệ điều hành được cài đặt trên thiết bị. Ví dụ, trên điện thoại thông minh Samsung Galaxy hệ điều hành Android, phần mềm trên điện thoại thông minh cho phép phần cứng giao tiếp chính xác với hệ điều hành Android và làm những gì được yêu cầu bởi người dùng.

Firmware là trung gian giữa phần cứng và hệ điều hành

Firmware là trung gian giữa phần cứng và hệ điều hành

Chúng ta thường có xu hướng nghĩ về một thiết bị phần cứng chỉ đơn thuần chính là phần cứng và chúng hoạt động một mình. Tuy nhiên, hầu như không có thiết bị phần cứng hiện đại nào hoạt động mà không có phần mềm cụ thể được viết trực tiếp lên chúng.

Firmware được lưu trữ ở đâu?

Firmware thường được lưu trữ trong các loại bộ nhớ đặc biệt, được gọi là flash ROM. ROM là từ viết tắt của Read Only Memory (Bộ nhớ chỉ đọc) và loại bộ nhớ này chỉ được viết một lần bởi nhà sản xuất phần cứng đó. ROM rất cần thiết cho bất kỳ thiết bị điện tử nào bởi vì nó giữ dữ liệu vĩnh viễn, ngay cả khi thiết bị tắt đi hoặc tắt đột ngột khi mất điện. Bạn không thể tạo ra một thiết bị phần cứng mà quên mất firmware.

Flash ROM memory là rewritable ROM memory bởi vì ngay cả khi nó được viết bởi nhà sản xuất phần cứng, nó vẫn có thể được viết lại sau đó. Tất nhiên, bạn có thể viết firmware mới vào một thiết bị phần cứng. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể thực hiện được điều này với công cụ cập nhật phần mềm thích hợp, được thiết kế đặc biệt để hoạt động cho thiết bị phần cứng đó.

Các loại firmware

Có rất nhiều loại firmware trong các thiết bị phần cứng. Firmware trong bo mạch chủ máy tính (được gọi là BIOS hoặc UEFI), firmware trong ổ cứng, ổ đĩa thể rắn (SSD), ổ CD/ DVD/ Blu-Ray, firmware trong thẻ mạng, bộ định tuyến, điểm truy cập, bộ mở rộng phạm vi, firmware trong chuột và bàn phím game... Đây chỉ là một số ví dụ có liên quan đến máy tính.

Bạn nên nhớ rằng firmware tồn tại trong hầu hết các thiết bị như TV, máy giặt, máy ATM của ngân hàng hoặc thậm chí trong ô tô. Các thiết bị có thể sẽ không hoạt động nếu không có firmware.

Firmware có thể được nâng cấp không?

Nhiều nhà sản xuất phát hành bản cập nhật thường xuyên cho firmware trên các thiết bị phần cứng của họ. Họ cũng cung cấp các công cụ phần mềm cần thiết để viết firmware mới vào các thiết bị. Tuy nhiên, mỗi nhà sản xuất có thể lựa chọn việc có phát hành firmware mới cho một thiết bị riêng lẻ hay không. 

Ví dụ, hầu hết các nhà sản xuất linh kiện máy tính đều phát triển và cung cấp cho khách hàng phần mềm mới và các cập nhật phần mềm tương ứng, ít nhất là trong vài năm sau khi thiết bị được khởi chạy.

Firmware có thể được nâng cấp không

Nhà sản xuất bo mạch chủ có thể phát hành bản cập nhật firmware mới khi có các tính năng mới, hỗ trợ bộ xử lý mới hoặc RAM mới hoặc khi họ muốn giải quyết các sự cố phát sinh với phần cứng của bạn.

Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng có thể chọn cung cấp firmware mới cho thiết bị của mình: một bộ định tuyến có thể nhận bản cập nhật firmware để tăng tính ổn định, DVD writer có thể tìm hiểu cách ghi các loại đĩa mới… Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhà sản xuất thiết bị phần cứng. Thông thường, bạn có thể tìm thấy firmware mới (nếu có) trên trang web hỗ trợ của thiết bị đó và làm theo hướng dẫn.

Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng có thể chọn cung cấp firmware mới cho thiết bị của mình

Bất kỳ nhà sản xuất nào cũng có thể chọn cung cấp firmware mới cho thiết bị của mình

>>> Xem thêm: Hướng dẫn nâng cấp Firmware iLO HP OOB qua SSH 

Các điểm yếu của firmware trên smartphones, tablets, smart TVs và Android

Điện thoại thông minh và thiết bị di động Android đã chinh phục cả thế giới, người dùng hoàn toàn có thể cập nhật "firmware" trên thiết bị của họ, cài đặt ROM tùy chỉnh,... Vấn đề là hầu hết mọi người đều đang hiểu không chính xác firmware.

Firmware, đặc biệt là khi nói về các thiết bị Android, đã được mở rộng không chính xác rằng nó bao gồm tất cả phần mềm trên các thiết bị đó. Android "firmware" bây giờ có nghĩa là firmware cộng với hệ điều hành Android

Bạn cũng gặp phải thuật ngữ Custom ROM. ROM không có nghĩa, trong trường hợp này, Read Only Memory là nơi firmware được lưu trữ trong phần cứng của điện thoại thông minh. Custom ROM nghĩa là custom operating system image cũng bao gồm firmware cần thiết để điện thoại thông minh hoạt động. Vì vậy, bạn nhận được hai thứ trong ROM của điện thoại thông minh: firmware và hệ điều hành.

Khi bạn mua một chiếc điện thoại thông minh, nó đi kèm với một "stock ROM" hoặc "stock firmware". Điều này đề cập đến firmware và hệ điều hành được cài đặt sẵn. "stock ROM" được cung cấp bởi nhà sản xuất điện thoại thông minh hoặc bởi nhà khai thác di động nơi bạn có đăng ký. Mobile operator sử dụng "stock ROM" do nhà sản xuất điện thoại thông minh cung cấp và sửa đổi nó theo sở thích của họ, tạo ra "stock ROM" mới chỉ được tìm thấy trên điện thoại thông minh được bán bởi mobile operator đó.

Kết luận

Không có ranh giới rõ ràng giữa firmware và software. Tuy nhiên, firmware chủ yếu liên quan tới những quy trình hết sức cơ bản và cấp thấp trong một thiết bị. Nếu không có firmware, thiết bị hoàn toàn không thể hoạt động được.

Firmware đơn giản chủ yếu ở bộ nhớ chỉ đọc, hoặc OTP/ Bộ nhớ chỉ đọc khả dĩ lập trình, khi những firmware phức tạp hơn thường lưu trú ở bộ nhớ nháy để có thể cập nhật. Những lý do thông thường để cập nhật firmware bao gồm sửa lỗi hoặc thêm chức năng vào thiết bị.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt firmware vs software, rất cần thiết nếu muốn am hiểu về công nghệ phần mềm

BizFly Cloud là nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây với chi phí thấp, được vận hành bởi VCCorp.

BizFly Cloud là một trong 4 doanh nghiệp nòng cốt trong "Chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng công nghệ điện toán đám mây Việt Nam" của Bộ TT&TT; đáp ứng đầy đủ toàn bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật của nền tảng điện toán đám mây phục vụ Chính phủ điện tử/chính quyền điện tử.

Độc giả quan tâm đến các giải pháp của BizFly Cloud có thể truy cập tại đây.

DÙNG THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN ƯU ĐÃI 3 THÁNG tại: Manage.bizflycloud

TAGS: Firmware
SHARE