File server là gì? Các kiểu file server, cấu trúc file server

1349
10-10-2018
File server là gì? Các kiểu file server, cấu trúc file server

Việc lưu trữ và chia sẻ file tài liệu trong nội bộ doanh nghiệp hay chia sẻ trong quá trình làm việc với khách hàng, đối tác là một nhu cầu tất yếu. Và nhu cầu này luôn có xu hướng tăng dần theo thời gian hoạt động và mức độ phát triển của tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn giải pháp sử dụng file server cho các vấn đề về lưu trữ và chia sẻ này. Vây file server là gì và file server hoạt động như thế nào? Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

File server là gì?

File server (hay máy chủ tập tin) là một máy tính nối mạng cung cấp không gian để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video. Các dữ liệu này có thể được truy cập bởi các workstation (máy trạm). Workstation này có thể kết nối được tới máy chủ khi các máy này chia sẻ quyền truy cập thông qua một mạng máy tính.

File server là gì? Các kiểu file server, cấu trúc file server  - Ảnh 1.

Trong lược đồ máy khách - máy chủ (client – server), các máy khách chính là các máy trạm sử dụng storage. Thông thường, một file server sẽ không thực hiện các nhiệm vụ máy tính và cũng không chạy các chương trình thay cho các client. Khi cấu hình máy chủ File server chủ yếu chỉ thiết lập cho lưu trữ và truy xuất dữ liệu trong khi nhiệm vụ tính toán được thực hiện bởi các workstation.

>> Tham khảo thêm:  Workstation - Máy trạm là gì? Lựa chọn workstation như thế nào để làm việc hiệu quả?

Tìm hiểu lợi ích File server

Đối với phần lớn các doanh nghiệp, việc sử dụng file server đảm bảo mỗi cá nhân được ủy quyền có thể truy cập và chia sẻ các file lưu trữ. Đồng thời, có thể loại trừ việc xung đột giữa các phiên bản khác nhau của tài liệu do một số thao tác nhất định như chỉnh sửa hoặc xóa của người dùng khác, sẽ bị chặn ngay khi bạn mở file. Thay vào đó, nếu thực hiện chia sẻ file trên hệ thống hoặc truyền đi bằng phương tiện di động, thì sẽ mất nhiều thời gian hơn và tạo ra nhiều phiên bản file khác nhau.

Ngoài ra, việc sử dụng file server cũng góp phần giảm bớt áp lực về tài nguyên trên Client. Ngoại trừ các tài liệu cá nhân, người dùng có thể lưu trữ được hầu hết các file và bản sao lưu trên file server, tùy theo cách mà doanh nghiệp sử dụng kho lưu trữ. Từ đó người dùng sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về kho file.

Nếu file server được cấu hình để truy cập từ xa thông qua mạng Internet, người dùng cũng có thể truy cập các file như một dịch vụ lưu trữ trực tuyến. Tuy nhiên khác với các giải pháp điện toán đám mây, chính doanh nghiệp sẽ là người nắm quyền kiểm soát các file và bảo mật chúng. Đây là một lợi thế lớn của file server so với các giải pháp của bên thứ ba.

Ưu, nhược điểm của File server

Sau khi tìm hiểu các thông tin về file server là gì, chúng ta sẽ đến với phần ưu và nhược điểm của tệp này.

Ưu điểm

  • Chi phí vận hành và sử dụng tương đối thấp
  • Khả năng mở rộng, tùy chỉnh cao
  • Hiệu suất cao

Nhược điểm

  • Yêu cầu phải có quyền quản lý
  • Cần được bảo mật
  • Siêu dữ liệu tích hợp khá hạn chế, thao tác với tệp cũng khá phức tạp
  • Cần lên kế hoạch cho công suất bổ sung

Các kiểu File server

Một file server có thể là máy chủ chuyên dụng hoặc không chuyên dụng. Một máy chủ chuyên dụng sẽ được thiết kế đặc biệt để sử dụng như một file server với các máy trạm được kết nối để đọc, ghi các tập tin và cơ sở dữ liệu.

File server cũng có thể được phân loại theo phương thức truy cập:

- FTP: File Transfer Protocol

- HTTP: Hypertext Transfer Protocol

- SMB: Server Message Block / CIFC – Common In File System – Windows hoặc UNIX mà thường là cho UNIX

- NFS: Network File System – Chủ yếu là cho UNIX, hệ thống tương tự UNIX

Database servers, cung cấp quyền truy cập vào shared database thông qua 1 driver, và không được coi là file server vì chúng có thể yêu cầu Record locking.

>> Tìm hiểu thêm: FTP là gì? Hướng dẫn cách chuyển file lên hosting server bằng FTP

Cấu trúc của File server

Storage

Vì chức năng quan trọng nhất trong file server là storage, nên hiện nay đã có các công nghệ được phát triển cho phép vận hành nhiều ổ đĩa theo nhóm, hình thành một disk array. 1 disk array điển hình sẽ chứa cache (bộ nhớ tạm thời có tốc độ nhanh hơn magnetic disk), cũng như các chức năng tiên tiến hơn như RAID hay ảo hóa lưu trữ. Bên cạnh đó, disk array cũng giúp nâng cao độ sẵn sàng nhờ các yếu tố dự phòng khác ngoài RAID như nguồn điện. Các disk array có thể được hợp nhất hoặc ảo hóa trong môi trường SAN.

>> Tìm hiểu thêm: Storage Server là gì? Các loại Storage

Network-attached storage (NAS)

Network-attached storage (NAS) là máy tính lưu trữ dữ liệu cấp độ tệp tin được kết nối với mạng máy tính cho phép truy cập dữ liệu trên một nhóm máy khách không đồng nhất. NAS device – thiết bị lưu trữ gắn vào mạng (phân biệt với file server trong mạng NAS) là một thiết bị/máy tính chuyên dụng chỉ dùng để serve các tập tin thay vì dùng cho các mục đích chung.

File server là gì? Các kiểu file server, cấu trúc file server  - Ảnh 2.

Cho đến năm 2010, các thiết bị NAS đã dần trở nên phổ biến nhờ mang đến một phương thức tiện lợi để chia sẻ tệp giữa nhiều máy tính. Lợi ích của NAS so với các file server không chuyên dụng, bao gồm các tính năng như truy cập dữ liệu nhanh hơn, quản trị dễ dàng hơn và cấu hình đơn giản hơn.

File server là gì? Các kiểu file server, cấu trúc file server  - Ảnh 3.

Hệ thống NAS là các thiết bị nối mạng với 1 hay nhiều ổ cứng, thường được sắp xếp thành các storage container dự phòng hoặc các RAID array. Network Attached Storage loại bỏ việc phân phát tệp từ các máy chủ khác trên mạng. NAS thường cấp quyền truy cập files sử dụng các giao thức chia sẻ file qua mạng như NFS, SMB/CIFS (Server Message Block/Common Internet File System) hoặc AFP.

>> Có thể bạn chưa biết: NAS là gì? Hướng dẫn bảo vệ NAS khỏi malware

Bảo mật

Việc xây dựng hệ thống File server thường hỗ trợ một vài hình thức bảo mật hệ thống nhằm hạn chế quyền truy cập đối với người dùng hoặc nhóm người dùng cụ thể.

Trong các tổ chức lớn, nhiệm vụ này thường được phân cấp cho các directory service như openLDAP, eDirectory của Novell hoặc Active Directory của Microsoft.

Các server này hoạt động trong môi trường máy tính phân tầng; xử lý user, máy tính, ứng dụng và file như các thành phần riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau trên mạng; cấp quyền truy cập thông qua xác thực người dùng hoặc nhóm người dùng.

Như vậy, chúng ta đã nắm được các thông tin tổng quan và cơ bản về hệ thống File server. Ngoài File server, còn có rất nhiều các hình thức lưu trữ khác, bạn có thể tìm hiểu trong các bài viết cùng chuyên mục.

Theo Bizfly Cloud tổng hợp

>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cài đặt dịch vụ File Server môi trường workgroup

Kể từ ngày 05/11/2018, VCCloud chính thức đổi tên thành Bizfly Cloud - là nhà cung cấp các dịch vụ đám mây hàng đầu tại Việt Nam hiện nay với các dịch vụ nổi bật như: Bizfly Cloud Server, Bizfly CDN, Bizfly Load Balancer, Bizfly Pre-built Application, Bizfly Business Mail, Bizfly Simple Storage. Hãy tăng tốc thích nghi cho doanh nghiệp cùng các giải pháp công nghệ của Bizfly Cloudtại đây.

SHARE