Doanh nghiệp có thể đã sẵn sàng cho đám mây, nhưng liệu họ đã đủ chín muồi?

1118
04-10-2022
Doanh nghiệp có thể đã sẵn sàng cho đám mây, nhưng liệu họ đã đủ chín muồi?

Có một sự khác biệt lớn giữa sẵn sàng lên mây và độ chín khi lên mây. Những khái niệm như dịch chuyển đám mây có thể không còn mấy xa lạ với chúng ta. Đôi khi vấn đề này còn được hiểu rất đơn giản như là cách để chuyển bất kỳ một phần nào trong hệ thống khỏi phần cứng tại chỗ; và trong phạm vi đó, cách thức là rất nhiều. Vậy nên, trong khi hầu hết các doanh nghiệp trong thập kỷ qua cứ mãi băn khoăn với câu hỏi "Chúng ta đã sẵn sàng chưa?", những mô hình với hệ thống nội bộ sẵn có có thể được hưởng lợi từ lộ trình di chuyển đám mây.

Dưới đây, Bizfly Cloud chia sẻ năm giai đoạn khi công ty muốn chuyển sang đám mây trong hiện tại và tương lai.

1. Giảm các thành phần cố định

Doanh nghiệp hiện đang sử dụng tỷ lệ nhỏ hoặc không sử dụng đám mây. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn bắt đầu này, chỉ cần đơn giản thực hiện phương pháp lift & shift (hiểu nôm na là dịch chuyển từng phần) sẽ giúp tiết kiệm được nhiều tiền mà không phải can thiệp vào quá trình phát triển.

Một nhược điểm ở đây là doanh nghiệp có thể chưa tiếp cận được mô hình pay-as-you-go ngay. Và để đảm bảo dịch chuyển hiệu quả, các công ty cần phải thực hiện dự báo mức tiêu thụ tài nguyên (tức CPU, lưu trữ, băng thông) cũng như các kỹ năng cần thiết để chuyển đổi từ đầu.

2. Tìm hiểu thận trọng

Doanh nghiệp có thể đã sẵn sàng cho đám mây, nhưng liệu họ đã đủ chín muồi? - Ảnh 1.

Sau khi lift & shift để đạt được lợi ích tiết kiệm chi phí cơ bản cho các hệ thống cốt lõi, Để tiếp tục phát triển đám mây, điều quan trọng là phải hiểu được bối cảnh, mô hình ứng dụng để đưa ra quyết định chuẩn xác và xác định các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ các dịch vụ đám mây. Thiết lập một kế hoạch chi tiết là chìa khóa thành công ở bước này.

Làn sóng lift & shift ở bước đầu cho phép các tổ chức nắm bắt mô hình pay-as-you-go. Không chỉ đơn giản là giúp chuyển từ CapEX sang OpEX, giai đoạn này còn mở ra 1 trạng thái linh hoạt hơn để giải quyết nhu cầu của người dùng.

3. Giai đoạn Hybrid

Hầu hết, nhưng không phải toàn bộ cơ sở hạ tầng và lưu trữ doanh nghiệp đều dựa trên đám mây. Điểm này giúp quá trình phát triển có những mục tiêu rõ ràng hơn. Doanh nghiệp đã thực hiện phân tích mô hình ứng dụng trong giai đoạn hai. Bây giờ doanh nghiệp đã hiểu về nguồn lực của họ, giờ là lúc ưu tiên các nỗ lực di chuyển ứng dụng. DN có thể làm điều này bằng cách xác định các ứng dụng có tác động lớn nhất đến kinh doanh, như trải nghiệm khách hàng, lưu trữ dữ liệu và hơn thế nữa.

4. PaaS có thể là một lựa chọn

Doanh nghiệp có thể đã sẵn sàng cho đám mây, nhưng liệu họ đã đủ chín muồi? - Ảnh 2.

Không còn các khái niệm hầu hết hay phần lớn nữa - hệ thống doanh nghiệp đã được nâng cấp và thay đổi hoàn toàn. Một loạt các khả năng mới hiện tại đã trở nên khả thi. DN nên tận dụng bao nhiêu nền tảng đám mây? DN có thể tải được bao nhiêu ứng dụng lên đám mây? Những ứng dụng nào đã sẵn sàng để tích hợp?

Mức độ phát triển này thể hiện sự thay đổi mô hình ở mức chuyên sâu và với các kinh nghiệm trước đó, các tổ chức có thể mở rộng phạm vi dịch chuyển đám mây sang các ứng dụng cũ hơn. Một loạt các tính năng, khả năng và mức hiệu suất mới hiện đã khả dụng cho nhiều ứng dụng hơn. PaaS mở ra một thư viện rộng lớn các tính năng mà trong đó những thay đổi nhỏ đối với các ứng dụng cũ có thể mang lại lợi ích chưa từng có.

5. Thuần thục đám mây 

Khi doanh nghiệp đã trả lời được các câu hỏi ở trên và sử dụng được các chỉ số đám mây đặc thù để đánh giá khả năng phát triển ứng dụng gốc, có nghĩa là DN đã sẵn sàng để bắt đầu/hoàn thành quá trình di chuyển. Trong giai đoạn này, các tổ chức đã có đủ kỹ năng và kiến thức để:

a. Hiểu đầy đủ đặc tính phần mềm và xác định các ứng dụng quan trọng nhất.

b. Đủ điều kiện ứng dụng theo mục tiêu kinh doanh.

c. Thiết lập mục tiêu rõ ràng và xác định lộ trình.

d. Giám sát các công việc đám mây theo thời gian và đảm bảo các bước di chuyển đang tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể đã sẵn sàng cho đám mây, nhưng liệu họ đã đủ chín muồi? - Ảnh 3.

Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong chuyển đổi hệ thống đám mây, BizFly Cloud không chỉ tự mình nghiên cứu, phát triển một hạ tầng đủ mạnh mẽ, ổn định cho nhiều dự án công nghệ nội bộ như các trang tin, cổng game, thanh toán trực tuyến, mạng xã hội lớn: Tuổi trẻ, Kênh 14, GenK, Soha, Wepay, Lotus... ; mà còn đồng hành với rất nhiều doanh nghiệp lớn hàng đầu trên chặng đường số hóa như VTV, Vingroup, VCCorp... 

Sở hữu hơn 200 chuyên gia kỹ thuật giỏi được đào tạo bài bản về Quản trị mạng hệ thống CCNA, Bảo mật hệ thống mạng CEH, Kỹ sư an toàn thông tin, Các hệ thống hiệu năng cao (High Performance) và các hệ thống phân tán… Thành thạo các hệ ngôn ngữ: C, Java, Python, Node-JS, Lua, PHP, Ruby,…, từng tham gia nhiều dự án lớn cả trong nước và nước ngoài, BizFly Cloud có đầy đủ nguồn lực để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong bất cứ giai đoạn dịch chuyển đám mây nào.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: 7 bước để xây dựng một kiến trúc đám mây vững chắc

BizFly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những giải pháp và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.
SHARE