Design thinking – Tư duy đột phá kiểu mới cho doanh nghiệp

950
22-06-2019
Design thinking – Tư duy đột phá kiểu mới cho doanh nghiệp

Để hiểu về Design thinking là gì? Design thinking giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức tập trung vào những sản phẩm mà họ đã tạo ra. Cùng Bizfly Cloud tìm hiểu kỹ hơn về những thông tin.

Design thinking là gì? 

Design thinking là một phương pháp dạng lặp sử dụng để giải quyết vấn đề, đặc biệt giữa những người có quan điểm, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau, nhưng làm việc cùng nhau để tạo ra một giải pháp cụ thể cho những vấn đề thực tế.

Tư duy thiết kế sử dụng phương pháp dựa trên giải pháp để giải quyết vấn đề và giống như bất kỳ quy trình giải pháp nào, sẽ có một loạt các bước được thực hiện theo một thứ tự cụ thể để đạt được mục tiêu cuối cùng. Mục tiêu trong trường hợp này, là xác định một giải pháp có tính khả thi, thực hiện được theo một khung thời gian nhất định và có thể được chấp nhận bởi tất cả các bên liên quan.

Các bước cơ bản trong Design thinking

Năm bước trong tư duy thiết kế bao gồm đồng thuận, xác định vấn đề, tìm ý tưởng, thiết kế mẫu để hình tượng hóa ý tưởng và thử nghiệm/kiểm tra.

Design thinking – Tư duy đột phá kiểu mới cho doanh nghiệp - Ảnh 1.

Đồng thuận/Empathy - Bước này bao gồm việc đặt câu hỏi mở và phỏng vấn các bên liên quan. Mục tiêu của việc này là để tìm hiểu thêm về vấn đề từ quan điểm nhiều phía.

Xác định vấn đề/Define - Bước này liên quan đến việc tổng hợp tất cả các thông tin được thu thập trong bước trước đó và đi đến sự đồng thuận trong nhóm về các vấn đề cần được giải quyết. Mục tiêu là xác định phạm vi và bản chất thực sự của vấn đề.

Tìm ý tưởng/Ideate – Đây là bước chia sẻ các ý tưởng - ở dạng thô và chưa có tính ứng dụng cao – bên cạnh đó khai thác các ý tưởng trong nhóm như là các nguyên liệu để tiếp tục quá trình lên ý tưởng. Mục tiêu của bước này là để brainstorm và tìm ra giải pháp cho vấn đề.

Xây dựng mẫu/Prototype - Bước này sẽ tạo ra một mô hình để truyền tải một cách hình tượng bản chất của giải pháp được đề xuất. Mục tiêu quan trọng của bước này là giúp nhóm thiết kế loại bỏ các giải pháp không khả thi hoặc không thực tế và tập trung vào các ý tưởng có khả năng được các bên liên quan chấp thuận.

Thử nghiệm/Test - Ở bước này mô hình sẽ được trình bày trước các bên liên quan. Mục tiêu là để ghi nhận các phản hồi và những ý kiến này sẽ cho nhóm thiết kế biết nếu họ đã giải quyết vấn đề thành công hay cần phải quay lại quy trình và thực hiện lại các bước.

Các nguyên lý hình thành nên nền tảng của tư duy thiết kế được rút ra từ nhiều nhánh kiến thức bao gồm kỹ thuật, khoa học máy tính, nghệ thuật, khoa học xã hội và kinh doanh. Tùy thuộc vào bối cảnh triển khai, các bước có thể được gọi với các tên gọi khác nhau, được kết hợp theo những cách khác nhau hoặc được thực hiện theo các thứ tự khác nhau. Tuy nhiên, cho dù triển khai cụ thể có theo trình tự nào đi nữa, các nguyên tắc của tư duy thiết kế vẫn không thay đổi: thu thập thông tin thông qua thảo luận với các bên liên quan, lên ý tưởng, thiết kế mẫu và thử nghiệm mẫu. Cần hiểu rõ rằng cả ý tưởng sáng tạo và ý tưởng phân tích đều có giá trị và thất bại chỉ có nghĩa là nhóm đang đến gần hơn với một giải pháp thực sự.

Theo nhiều cách khác nhau, tư duy thiết kế phản ánh triết lý quản lý của Kỹ sư Taiichi Ohno, người có công trong việc phát triển Phương thức Toyota trong quá trình phục hồi kinh tế Nhật Bản sau Thế chiến II. Phương thức Toyota gồm hai thành phần: Tôn trọng con người (còn được gọi là Tôn trọng các bên liên quan) và Cải tiến liên tục (còn được gọi là Kaizen). 

Sau cuộc suy thoái kinh tế tại Hoa Kỳ, các nguyên tắc chủ đạo của phương thức, bao gồm: lấy khách hàng làm trọng tâm và thiết kế để đối phó trước các thay đổi, đã được các nhà phát triển phần mềm và quản lý doanh nghiệp áp dụng dưới góc nhìn mới nhanh nhạy và tinh gọn hơn. Kể từ đó, các thuật ngữ mới như câu chuyện khách hàng, đặc tả bằng ví dụ cụ thể và thử nghiệm khả năng thích nghi đã được thêm vào kho từ vựng và trở nên phổ biến.

Theo Techtarget 

>> Có thể bạn quan tâm: Công nghệ blockchain là gì? Tìm hiểu về kỹ thuật blockchain

BizFly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền thông và internet tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những lời khuyên hữu ích và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.

Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể truy cập tại tại đây.

SHARE