Cloud computing đã tạo ra thế giới làm việc cho các "home worker" như thế nào?

1454
30-03-2020
Cloud computing đã tạo ra thế giới làm việc cho các "home worker" như thế nào?

Việc tích hợp các workspaces ảo với mô hình văn phòng truyền thống đang phát triển không ngừng. Với vô số giải pháp về điện toán đám mây cho phép những người sử dụng lao động tạo ra một môi trường làm việc từ xa đầy hiệu quả bên ngoài văn phòng, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn ứng dụng các giải pháp này cho doanh nghiệp của mình.

Một báo cáo được thực hiện bởi Statista công bố rằng 84% các tổ chức tại Anh đang đang áp dụng việc sử dụng các dịch vụ dựa trên công nghệ đám mây. Điều đó dẫn đến câu hỏi, liệu điện toán đám mây có tạo ra một thế giới của những người làm việc tại nhà (home worker) không? Cùng Bizfly Cloud  tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây. 

Điện toán đám mây (cloud computing) là gì?

Điện toán đám mây là việc sử dụng các server từ xa qua network. Các máy chủ này có thể cung cấp chức năng như lưu trữ, xử lý, bảo mật, phân tích... Điện toán đám mây hoạt động như một cách để chia sẻ thông tin và tài nguyên hiệu quả ở mọi nơi và qua mọi thiết bị. Điện toán đám mây được sử dụng chủ yếu bởi các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn nhằm mở rộng quy mô kinh doanh mà không phải chi một khoản tiền đáng kể cho cơ sở hạ tầng CNTT.

Đám mây (Cloud) có thể được phân loại thành bốn loại riêng biệt:

Public Cloud- một cơ sở hạ tầng mở cho sử dụng public.

Private cloud - cơ sở hạ tầng được giới hạn sử dụng bởi một tổ chức có nhiều người dùng. Nó có thể được quản lý nội bộ bởi doanh nghiệp hoặc bên ngoài bởi một bên thứ ba.

Hybrid cloud - sự kết hợp của cơ sở hạ tầng private và public. Đây là dịch vụ dựa trên đám mây hoạt động trong một không gian kỹ thuật số riêng, nhưng dữ liệu được lưu trữ trong một private cloud.

Community cloud- một cơ sở hạ tầng được chia sẻ độc quyền giữa một cộng đồng cụ thể có tầm nhìn hoặc mục tiêu giống nhau.

Cloud computing Stacks

Có ba loại dịch vụ dựa trên đám mây được gọi là stack, bao gồm:

Infrastructure-as-a-Service (IaaS)

Software-as-a-Service (SaaS)

Platform-as-a-Service (PaaS)

Ứng dụng điện toán đám mây ngày nay

Việc sử dụng các dịch vụ dựa trên đám mây là một trong những lựa chọn phổ biến trong nhiều doanh nghiệp từ các nhỏ đến lớn. Đa số các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng điện toán đám mây do các lợi ích và hiệu quả về chi phí lớn. Trong suốt năm năm, lượng doanh nghiệp tin dùng Cloud đã tăng 36%. Tính đến năm 2015, tỷ lệ doanh nghiệp thích nghi với công nghệ này đã đạt 84%.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra tổng giá trị thị trường là 1,9 tỷ bảng vào năm 2014. Và 65% chủ doanh nghiệp tuyên bố rằng khi nói đến cơ sở hạ tầng và quản lý CNTT, điện toán đám mây chính là thế mạnh của họ.

Theo một báo cáo, chính phủ Anh đã chi một khoản tiền đáng kể - tổng cộng 533,6 triệu bảng Anh để xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng đám mây. Và kết quả điều này đã tạo ra sự gia tăng doanh thu cho các doanh nghiệp trên cả nước.

Sự xuất hiện của mô hình làm việc từ xa

Một trong nhiều lợi ích mà điện toán đám mây đã mang lại đó là khả năng cho phép nhân viên làm việc từ xa. Làm việc từ xa là hình thức làm việc sở hữu những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy vào năm 2020, làm việc từ xa sẽ là phương thức hoạt động chính của gần 75% doanh nghiệp và đám mây sẽ đóng vai trò quan trọng trong hình thức làm việc này.

Vì sao điện toán đám mây cho phép nhân viên từ xa?

1. Sự linh hoạt

Đây có lẽ là lợi thế lớn nhất mà điện toán đám mây mang lại cho các doanh nghiệp. Cho dù có đến văn phòng hay không, nhân viên đều có thể làm việc bất cứ nơi nào họ muốn. Điện toán đám mây cho phép nhân viên tự do làm việc tại mọi vị trí địa lý trên mọi thiết bị mà không hề gây ảnh hưởng tới năng suất và khả năng kết nối, hợp tác.

Giả sử, nếu một số nhân viên không thể đến văn phòng do vấn đề cá nhân, thông qua việc sử dụng các dịch vụ dựa trên đám mây, họ vẫn có thể làm việc tại nhà hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tích hợp điện toán đám mây cũng cho phép doanh nghiệp có thể tuyển dụng các nhân sự part-time làm việc từ xa.

2. Khả năng mở rộng

Một lợi ích khác của điện toán đám mây là nó có khả năng mở rộng dễ dàng. Như phần trên có nhắc tới, điện toán đám mây cho phép các doanh nghiệp tuyển dụng cả những nhân viên từ xa. Giả sử bạn đang có kế hoạch mở rộng nhóm làm việc, sử dụng điện toán đám mây sẽ cho phép bạn thuê một nhóm nhân viên từ xa rất đơn giản mà không tốn một xu cho chi phí phần cứng và văn phòng.

Làm việc từ xa không giới hạn hiệu quả của một cá nhân vì điện toán đám mây cho phép người dùng được ủy quyền có quyền truy cập vào các dữ liệu cụ thể mọi lúc mọi nơi. Như vậy, nó là một giải pháp lý tưởng và hiệu quả về chi phí cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và phát triển.

3. Dễ dàng truy cập

Khả năng truy cập dễ dàng là một ưu điểm lớn của điện toán đám mây. Các ứng dụng và tập tin có thể được truy cập dễ dàng thông qua bất kỳ thiết bị nào - điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn thông qua internet. Tuy nhiên, nó chỉ hợp lý nếu người dùng có quyền được truy cập.

4. Tăng cường hợp tác

Một trong những quan niệm sai lầm khi triển khai các dịch vụ dựa trên đám mây là nó làm mất khả năng hợp tác của nhân viên. Điều này hoàn toàn không đúng, điện toán đám mây thậm chí còn giúp nhân viên hợp tác với nhau hiệu quả hơn.

Đám mây có thể được truy cập qua internet, có nghĩa là mặc dù các nhân viên không ở cạnh nhau nhưng họ vẫn kết nối và tương tác được với nhau. Nói cách khác, họ vẫn có thể giao tiếp, chia sẻ và cộng tác trên cùng một dự án, một công việc chung. Ngoài ra, họ có toàn quyền kiểm soát dự án và được cập nhật theo thời gian thực. Do đó, làm việc tại nhà không giới hạn khả năng hợp tác của nhân viên.

Kết luận

Sự linh hoạt và tiện lợi của điện toán đám mây thực sự có ý nghĩa lớn đối với cả chủ doanh nghiệp và nhân viên. Điện toán đám mây còn cho phép nhân viên làm việc từ xa mà không làm giảm hiệu quả công việc. Trong tương lai khi công nghệ đám mây phát triển mạnh mẽ, nó không chỉ đơn thuần là một giải pháp thay thế mà còn là giải pháp trọng yếu trong công việc.

Tuy có rất nhiều ưu điểm và lợi thế to lớn nhưng không phải vì thế mà điện toán đám mây không có nhược điểm. Các nhược điểm đó có thể liên quan tới các vấn đề bảo mật, downtime và hiệu suất. Do đó, hãy dành thời gian và cân nhắc ưu và nhược điểm của điện toán đám mây trước khi tiến hành chuyển đổi trong doanh nghiệp.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

BizFly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những giải pháp và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.

SHARE