CDN trong phát triển ứng dụng và phát triển web: Làm thế nào bạn có thể sử dụng CDN trong thương mại điện tử? (P1)

1361
17-05-2019
CDN trong phát triển ứng dụng và phát triển web: Làm thế nào bạn có thể sử dụng CDN trong thương mại điện tử? (P1)

Theo thống kê, 40-60% người dùng sẽ rời bỏ website nếu website tải lâu hơn 3 giây và 60-80% trong số những người dùng này sẽ không bao giờ quay lại. Hơn nữa, sự chậm trễ trong việc tải tài nguyên web chỉ 1 giây thôi cũng dẫn đến giảm 25-30% lưu lượng truy cập. Điều này cũng xảy ra với các ứng dụng di động. Do đó hãy cân nhắc việc sử dụng CDN trong quá trình phát triển ứng dụng và phát triển web, cụ thể hãy áp dụng CDN trong các dự án thương mại điện tử nếu bạn mong muốn lợi nhuận của doanh nghiệp tăng nhanh. Tham khảo thông tin cùng Bizfly Cloud qua bài viết dưới đây.

CDN khác gì so với hosting?

Trên thực tế, CDN chỉ là một loại lưu trữ. Nhưng tại sao không sử dụng nó như một hosting server?

CDN trong phát triển ứng dụng và phát triển web: Làm thế nào bạn có thể sử dụng CDN trong thương mại điện tử? (P1) - Ảnh 1.

Lý do chính là các hệ thống CDN trả về trang tĩnh được lưu trong bộ nhớ cache của trang web. Máy chủ CDN chuyển đổi các trang web động thành các trang tĩnh và lưu trữ chúng trong cơ sở dữ liệu. Do đó, bạn không thể chạy PHP script trên các máy chủ CDN và sử dụng chúng làm máy chủ lưu trữ chính.

Hệ thống CDN có gì độc đáo?

Hiện tại, không có công nghệ nào khác có khả năng cung cấp nội dung cho người tiêu dùng trên toàn thế giới nhanh hơn CDN.

Làm thế nào mà đạt được tốc độ nhanh như vậy?

Thực tế là mọi người dùng trên toàn thế giới đều nhận được nội dung từ máy chủ CDN gần nhất. Điều này đảm bảo tốc độ tải xuống được giảm thiểu tối đa, tăng tốc cho website/ứng dụng của bạn.

Nguyên tắc hoạt động:

- Nội dung được tải lên CDN.

- Dữ liệu được phân phối cho tất cả các local server trong mạng.

- Nội dung phụ vụ người dùng được lấy từ CDN node gần nhất.

CDN hình thành như thế nào?

Sự phát triển mạnh mẽ của Internet vào giữa những năm 90 đã gây ra tình trạng quá tải cho các server. Trong quá trình tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này, các nhà phát triển đã chú ý hơn về việc có hai loại nội dung: tĩnh và động.

Nội dung động được tạo bởi server tại thời điểm nhận được yêu cầu, cơ sở dữ liệu sẽ tham gia tích cực trong quá trình này. Nội dung tĩnh luôn trong trạng thái sẵn sàng, bất cứ khi có request, server sẽ cung cấp cùng một dữ liệu đó cho người dùng (được sửa thành các ACL).

Đó là lý do tại sao các tổ chức vừa và lớn bắt đầu phân phối dữ liệu tĩnh và động từ các máy chủ khác nhau ở các nơi cách xa nhau về mặt địa lý. Cách thực hiện này đã giúp giảm đáng kể thời gian tải trang do không cần tải lại các nội dung tĩnh từ máy chủ gốc.

Kiến trúc CDN

Mạng phân phối nội dung là gì và nó bao gồm những gì? Sau đây là các yếu tố chính của hệ thống CDN.

- Điểm hiện diện (PoPs) được đặt trên khắp thế giới và nhằm mục đích tương tác với người dùng gần đó. PoP thường bao gồm một số caching server.

- Bộ nhớ đệm lưu trữ và cung cấp dữ liệu nội dung được lưu trữ.

- SSD/HDD RAM nằm bên trong các caching server.

Các loại CDN

Mạng phân phối nội dung có thể được phân loại theo 3 cách sau.

1. Phân loại theo phương pháp phân phối tải

- Load balancing dựa trên DNS request

Đây là tùy chọn được sử dụng phổ biến nhất: người dùng gửi yêu cầu DNS đến máy chủ CDN với một tên cụ thể. Hệ thống CDN trả về địa chỉ IP của máy chủ gần với người dùng hơn.

- HTTP redirect

Ở đây, yêu cầu được chuyển hướng đến một máy chủ cụ thể gần hơn với người dùng.

HTTP-redirect cũng là một phương pháp xử lý yêu cầu rất phổ biến, nhưng nó có một nhược điểm là cần có thêm một yêu cầu HTTP bổ sung cần thiết và kết nối TCP.

- Thay thế URL khi tạo trang HTML

Đây là cách phân phối tải tốt, nhưng đôi khi nó tốn rất nhiều tài nguyên máy chủ.

2. Phân loại theo bản chất của phân phối nội dung trong mạng CDN

- Các CDN lớn

Dạng này sử dụng một cây phân cấp với content storage trung tâm và một số khu vực lớn.

- Hệ thống CDN nhỏ

Việc tạo ra sơ đồ "point-to-multipoint" hiệu quả trong việc một nguồn dữ liệu phân phối nội dung của nó cho tất cả các máy chủ khác.

- Mạng ngang hàng (P2P)

Nội dung được phân phối theo nguyên tắc P2P. Máy chủ tải nội dung cho nhau (tương tự như các hệ thống torrent).

3. Phân loại theo phương pháp xác định đường dẫn ngắn nhất tới người dùng

Phương pháp địa lý

Đây là cách dễ nhất, nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả. Các nhà cung cấp Internet có thể có các mối quan hệ khá phức tạp, gọi là "peering war" xảy ra giữa họ. Do đó, các nhà cung cấp từ cùng một thành phố đang định tuyến lưu lượng thông qua vị trí ở xa.

Xác định đường dẫn ngắn nhất dựa trên dữ liệu cấu trúc liên kết mạng

Đây có thể là các BGP routes hoặc RIPE database sẽ lưu trữ thông tin về các networks, routes được sử dụng và các mối quan hệ peering hiện có.

Xác định đường dẫn ngắn nhất tới người dùng bằng các số liệu tích phân

Các số liệu này có liên quan chặt chẽ đến độ trễ của mạng, số lượng hệ thống tự trị trên đường dẫn đến người dùng,...

Làm cho dự án thương mại điện tử nhanh hơn với CDN

Thị trường thương mại điện tử quá bão hòa, và chúng ta phải chiến đấu từng giây phút để giành giật từng người dùng, từng khách truy cập vào website. Và các hệ thống CDN đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án có xu hướng mở rộng cơ sở hạ tầng mạng, tăng trưởng lưu lượng truy cập liên tục, cao điểm thường xuyên xuất hiện và đối tượng khách hàng phân phối trên các quốc gia khác nhau.

Mạng phân phối nội dung cho phép tổ chức phát sóng trực tuyến tới hàng triệu người dùng và phân phối bất kỳ nội dung tĩnh nào ở tốc độ cao nhất. Các hệ thống này tối ưu hóa hiệu suất và tốc độ tải website.

Nói chung, nếu sử dụng mạng phân phối nội dung, bạn sẽ có cơ hội thực sự để tăng tốc độ tải trang lên 30-70%. Tỷ lệ chính xác phụ thuộc vào số lượng nội dung (hình ảnh, video, script "nặng" và style,...).

Vậy khi câu hỏi "Mạng phân phối nội dung là gì?" đã được trả lời, đã đến lúc quyết định ai cần công nghệ này, lợi ích của việc sử dụng CDN là gì và làm thế nào để triển khai nó hiệu quả nhất có thể.

Hãy cùng tìm hiểu tiếp tại phần 2.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: CDN trong phát triển ứng dụng và phát triển web: Làm thế nào bạn có thể sử dụng CDN trong thương mại điện tử? (P2)

BizFly Cloud là hệ sinh thái điện toán đám mây được vận hành bởi VCCorp - Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông tại Việt Nam. Với đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao và kinh nghiệm lâu năm làm việc trên các công nghệ khác nhau như cloud, mobile, web..., chúng tôi có đủ khả năng để hỗ trợ đưa ra những giải pháp và công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Dành cho độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể truy cập tại đây.

TAGS: CDN
SHARE