4 yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ trang web

791
14-03-2019
4 yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ trang web

Đối với các web-master, tăng tốc độ tải trang web là vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu nhằm mang lại trải nghiệm người dùng tuyệt vời nhất cho khách truy cập. Một website tải chậm sẽ thách thức lòng kiên nhẫn của người dùng, website này chắc chắn khó giữ chân được khách truy cập, chứ chưa nói đến việc sẽ được truy cập lại lần thứ hai.

Hãy cùng Bizfly Cloud tìm hiểu điểm qua 4 yếu tố gây ảnh hưởng đến tốc độ trang web bạn và doanh nghiệp cần phải cân nhắc.

1. Vị trí server

Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng lớn tới tốc độ thực sự của một trang web. Nếu vị trí server gần với người dùng của doanh nghiệp hơn, hiển nhiên họ sẽ được truy cập website nhanh hơn. Bởi vì nếu server của doanh nghiệp được đặt tại các quốc gia khác nhau, kết nối sẽ phải đi qua nhiều open network khác nhau, do đó sẽ tốn nhiều thời gian hơn để truy cập được website.

Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như đứt cáp biển, nếu bạn truy cập một trang web có server gốc đặt tại nước ngoài, bạn sẽ phải trải nghiệm một tốc độ tải website chậm đến mức đáng kinh ngạc. Do đó, khi chọn mua server hãy ưu tiên các nhà cung cấp server trong nước hoặc nơi gần với đa số khách truy cập của doanh nghiệp nhất.

2. Khả năng xử lý các yêu cầu truy cập của máy chủ

Khi bạn truy cập một page trên website, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu truy cập đến Web server, Web server chấp nhận và phân loại sau đó gửi yêu cầu đến các ứng dụng khác nếu cần, chẳng hạn như PHP, MySQL, Ruby. Các ứng dụng này sẽ tính toán và trả lại kết quả cho web server, web server sẽ phản hồi kết quả này cho trình duyệt, sau đó trình duyệt sẽ xử lý và hiển thị dữ liệu phản hồi.

Do đó, kể cả sever hoạt động tốt với kết nối internet tốc độ cao nhưng nếu không được định cấu hình chính xác, thì khả năng xử lý của server vẫn sẽ chậm chạp hơn bình thường, điều này dẫn tới sự chậm trễ khi tải website của khách truy cập.

Trong trường hợp này, hãy cố gắng tối ưu hóa mã trong trang web thật tốt, đồng thời hạn chế errors/ bugs ít nhất có thể. Đối với server, bạn có thể sử dụng các kỹ thuật để tăng tốc độ xử lý dữ liệu trên máy chủ như cache cho website, tối ưu hóa khả năng xử lý mã PHP (bạn có thể sử dụng APC, XCache).

3. Kích thước dữ liệu trang web

Website chứa quá nhiều hình ảnh sẽ làm cho kích thước nội dung tăng lên đến hàng chục megabyte, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tốc độ tải trang chậm chạp cho dù server có lý tưởng thế nào đi chăng nữa. Lúc này, tốc độ tải sẽ phụ thuộc vào chất lượng của mạng truy cập. Nếu nhanh, 10MB sẽ được tải trong tích tắc nhưng nếu ngược lại (trường hợp này chiếm đa số bởi hầu hết các đường truyền mạng hiện nay không ổn định với tốc độ không quá nhanh), tốc độ tải trang chậm chạp lúc này thực sự là cơn ác mộng với khách truy cập.

Do đó, bạn nên tránh sử dụng kích các hình ảnh có kích thước, và đừng quên kết hợp các phương pháp tối ưu hóa hình ảnh trước khi đăng tải chúng lên website của doanh nghiệp.

4. Bộ đệm dữ liệu trong trình duyệt

Các trình duyệt hiện đại ngày nay có khả năng lưu nội dung của website trong cache của máy tính, các nội dung này sẽ được sử dụng lại nếu website được truy cập lại sau đó. Phương pháp này sẽ giúp trình duyệt hiển thị website nhanh hơn vì trình duyệt không cần tải lại nội dung từ web server nữa. Ví dụ: trình duyệt có thể lưu trữ toàn bộ nội dung của website hoặc lưu các tệp đính kèm như CSS, JavaScript, hình ảnh, flash, bit lại vào cache.

Do đó, bạn nên đặt trang web của mình để cho phép trình duyệt nén nội dung dưới dạng gzip và lưu trữ nó trong bộ đệm để truy cập nhanh hơn cho khách truy cập khi truy cập trở lại.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: 5 lý do khiến máy chủ bị treo và đóng băng dẫn tới "sập" website

SHARE