Bảo mật đám mây: Bật mí 3 bí mật quan trọng

823
14-03-2018
Bảo mật đám mây: Bật mí 3 bí mật quan trọng

Ba điều được nhắc đến sau đây chắc hẳn bạn sẽ thấy chúng ít được nhắc tới và thường bị bỏ sót, nhưng lại là nền tảng chính mà toàn bộ hoạt động công nghệ thông tin được xây dựng trên đó. 

Trong bài viết này, Bizfly Cloud sẽ nói về sự hợp tác và bảo mật, sự cân bằng giữa trải nghiệm người dùng và bảo mật, theo đó là các phương pháp hay nhất cho nhóm ITSEC.

1. Sự cân bằng tinh tế giữa hợp tác và bảo mật

Các dịch vụ dựa trên đám mây không chỉ trao cơ hội hợp tác cho các nhân viên của các bộ phận khác nhau hoặc trong cùng một bộ phận, mà còn hợp tác trên phạm toàn công ty, các đối tác ... 

Đây là một lợi thế vô cùng to lớn mà Cloud đem lại. VD: Bằng cách tải lên thông tin của một dự án, đồng nghĩa với việc dự án này đang được chia sẻ với tất cả các bên chịu trách nhiệm và liên quan, từ Tài chính - kế toán, đến bộ phận kinh doanh, R&D, đến Tiếp thị, và cả các đối tác, các bên thứ ba bên ngoài. Điều này khiến cho công việc trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết, đồng thời nâng cao hiệu suất và hiệu quả công việc toàn diện.

Trên thực tế, cân bằng giữa hợp tác và bảo mật là điều tối quan trọng và vô cùng cần thiết, bởi vì trong thời đại mà các dữ liệu đang được chia sẻ một cách tự do thì phòng ITSEC có nguy cơ sẽ mất quyền kiểm soát hoạt động các nhân viên của chính tổ chức mình. 

Chắc chắn sẽ không hiệu quả nếu ban hành một lệnh cấm hoàn toàn sự hợp tác và chia sẻ, vì sao?, đơn giản là bởi vì không bằng cách này thì bằng cách khác, người dùng luôn tìm cách khác để chia sẻ số tài liệu đó, và đương nhiên họ sẽ bỏ qua vấn đề an ninh của doanh nghiệp.

Để xây dựng được một môi trường hợp tác có hiệu quả và an toàn:

- Xác định nhóm dữ liệu nào có thể chia sẻ và những nhóm nào thì không. 

- Sau khi xác định được nhóm dữ liệu nào nên được chia sẻ, hãy thiết lập xem chúng sẽ được chia sẻ với ai, tức là ai có quyền tiếp cận và sử dụng những dữ liệu đó.

2. Sự cân bằng giữa trải nghiệm người dùng và bảo mật

Rõ ràng người dùng càng thiếu hiểu biết thì khả năng tự bảo mật của họ sẽ càng kém. Thiếu hiểu biết, chỉ với một nút ấn nào đó, vô hình chung người dùng đã vô tình bỏ qua những lớp bảo vệ mà nhân viên IT dày công sức tạo nên trong một thời gian dài. Tuy nhiên may mắn thay, nhân viên hiện đại ngày nay có định hướng và mặt bằng về kiến thức công nghệ khá cao. 

Họ rất thành thạo về việc sử dụng các ứng dụng, phần mềm trên các thiết bị di động thông minh. Cho dù bạn không mong muốn bị nhiễm độc nhưng có lẽ vì sự thiếu hiểu biết của mình, bạn đã vô tình tự gây ra rắc rối về bảo mật cho chính mình. Do vậy, cách duy nhất để đối mặt với nguy cơ bảo mật là trở nên có kiến thức và hiểu biết hơn về công nghệ.

So với các hacker chủ động tấn công bất ngờ từ bên ngoài thì nội bộ nhân viên trong hệ thống sẽ mang lại nhiều rủi ro về bảo mật hơn. Với những hacker bên ngoài, tổ chức hoàn toàn có thể ban hành các lệnh cấm để hạn chế truy cập, còn về phía nhân viên thì không. Đó là lí do phải nâng cao trình độ tin học cho người dùng nhằm tối thiểu những rủi ro không đáng có xuất hiện.

3. Giảm thiểu thành viên trong nhóm và cắt giảm chi phí mà không ảnh hưởng đến an ninh trên đám mây

Quản lý bảo mật đám mây của hoạt động là quản lí về số lượng máy chủ, dịch vụ và đảm bảo an ninh. Để có thể xử lí rủi ro bảo mật liên quan tới: thiết bị, mạng user, cloud services ..., các kiến trúc bảo mật hiện tại yêu cầu các sản phẩm chuyên dụng khác nhau. 

Điều này khiến cho vấn đề quản lí trên đám mây không rõ ràng giữa các nhóm quản lí. Giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề này đó là: có một nền tảng đóng vai trò là một giải pháp cho toàn bộ chuỗi bảo mật trên đám mây, đồng thời nền tảng này cũng cho phép kiểm soát và hiển thị liên tục từ góc độ người dùng. Thực hiện giải pháp này, 1 doanh nghiệp chỉ cần có một nhóm phụ trách một nền tảng, nhóm này sẽ kiểm soát toàn bộ chuỗi bảo mật trên cloud từ a đến z.


SHARE