5 thách thức chuyển đổi kỹ thuật số và cách khắc phục

1222
02-12-2019
5 thách thức chuyển đổi kỹ thuật số và cách khắc phục

Bizfly Cloud chia sẻ - Các doanh nghiệp chuyển đổi kỹ thuật số thành công sẽ có khả năng gia tăng thị phần và thu hút thêm nhiều khách hàng, đồng thời cải thiện được môi trường làm việc và tinh thần cho nhân viên, kéo theo kết quả viên mãn là doanh thu tăng lên - theo báo cáo của Altim Group.

Những thách thức trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số

90% số người được hỏi chia sẻ rằng họ vẫn đang trên hành trình chuyển đổi kỹ thuật số và vẫn còn chặng đường dài phải đi. Mức độ số hóa là khác nhau giữa các doanh nghiệp sản xuất.

Tất cả những người tham khảo sát đều nói rằng các công ty của họ phải đối mặt với nhiều thách thức. Và các thách thức này khá giống nhau cho dù quy mô của doanh nghiệp là khác nhau từ dưới 100 đến hơn 5.000 nhân viên. Năm thách thức hàng đầu đó là:

1. Giải quyết vấn đề nhân sự trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số

Theo bản chất, con người có xu hướng thích làm việc theo thói quen, các thói quen làm cho con người cảm thấy thoải mái, được gọi là "comfort zone" (vùng thoải mái). Khi các thói quen làm việc của nhân viên bị thay đổi, họ sẽ tỏ rõ sự khó chịu và sự thay đổi sẽ khiến nhân viên cảm thấy bị đe dọa.

Tuy nhiên, thay đổi là điều cần thiết trong thời đại công nghệ biến đổi không ngừng, việc không thay đổi sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro. Và chuyển đổi kỹ thuật số đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.

Bạn không thể xóa hoàn toàn nỗi lo lắng và sự khó chịu khỏi tâm trí nhân viên, nhưng bạn chắc chắn có thể làm giảm bớt các cảm xúc tiêu cực đó lại. Sự nhất quán và minh bạch chính là chìa khóa. Hãy đảm bảo mọi thông báo về thay đổi sẽ được gửi tới đội ngũ nhân sự trong toàn bộ quá trình. Trao quyền cho nhân viên và đưa ra một tương lai mà tất cả đội ngũ có thể hướng tới. Bằng cách giúp nhân viên hiểu được lý do vì sao phải thay đổi, doanh nghiệp có thể "thắp lửa" cho chính đội ngũ nhân sự của mình.

Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược nhân sự cụ thể và hợp lý.

2. Xây dựng chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số toàn doanh nghiệp

Chỉ 23% doanh nghiệp xác nhận rằng họ có một chiến lược toàn diện cho việc chuyển đổi kỹ thuật số, theo khảo sát của Jabil.

Quá trình chuyển đổi kỹ thuật số cần một kế hoạch cụ thể, toàn diện cho toàn bộ doanh nghiệp. Cũng giống như mọi kế hoạch kinh doanh, kế hoạch chuyển đổi số cần làm rõ tầm nhìn, mục tiêu và mục đích của các nhóm làm việc.

38% các doanh nghiệp được khảo sát có đơn vị kinh doanh hoặc dòng sản phẩm riêng lẻ, sẽ dẫn đầu việc chuyển đổi kỹ thuật số trong tổ chức hoặc ngành của họ. Hành trình chuyển đổi kỹ thuật số không hề thuộc về một cá nhân hay bộ phận nào. Trên thực tế, thành công phải đến từ sự kết hợp của cả doanh nghiệp. Các phòng ban có thể được giao nhiệm vụ thực hiện một phần của chiến lược chuyển đổi số, nhưng tựu chung lại, toàn bộ doanh nghiệp sẽ phải cùng thực hiện các hoạt động để hướng tới mục tiêu chung.

Nếu đang tự hỏi nên bắt đầu từ đâu, doanh nghiệp hãy bắt đầu bằng cách nghĩ đến các bên liên quan có vai trò giúp cho doanh nghiệp tồn tại, ví dụ như khách hàng. Doanh nghiệp được thành lập để đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng cho khách hàng. Hãy để điều đó trở thành kim chỉ nam trả lời cho câu hỏi: doanh nghiệp là ai, làm gì và làm thế nào việc chuyển đổi kỹ thuật số thực hiện điều đó.

3. Tìm kiếm ý kiến chuyên gia trong quá trình số hóa

Cần có sự kết hợp giữa tài năng và công nghệ để doanh nghiệp có khả năng chuyển đổi số thành công. Thiếu một trong hai yếu tố, quá trình chuyển đổi sẽ thất bại. Nếu hạ tầng công nghệ hiện tại đang kìm hãm doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cần phải đánh giá lại chất lượng của các đối tác công nghệ và những dịch vụ họ cung cấp.

Chuyển đổi kỹ thuật số mang theo vô số thách thức về công nghệ, do đó doanh nghiệp cần đóng vai trò tiên phong, đối đầu và giải quyết các khó khăn này. Doanh nghiệp cần tổ chức các khóa đào tạo, huấn luyện lực lượng lao động, giúp họ xây dựng các kỹ năng cần thiết cho sự đổi mới. Bằng cách đầu tư sớm vào yếu tố con người, doanh nghiệp mới có thể đi trước một bước trong quá trình chuyển đổi so với đối thủ.

4. Đừng để cấu trúc tổ chức quyết định tương lai kỹ thuật số của doanh nghiệp

Việc chuyển đổi kỹ thuật số sẽ dẫn đến những thay đổi đáng kể trong đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp: thay đổi vai trò, thay đổi phòng ban hoặc đại tu cơ cấu tổ chức.

Trên thực tế, thực hiện những thay đổi này có thể đem tới những làn gió mới, nhiệm vụ mới, thành tích mới cho các bộ phận của doanh nghiệp. Từ đó tạo nên những cơ hội và sự nghiệp mới cho đội ngũ nhân sự thông qua sự chuyển đổi này.

Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải đảm bảo được tính linh hoạt, bởi vì biên giới mới của công nghệ, dữ liệu và trải nghiệm khách hàng sẽ thay đổi và phát triển không ngừng.

5. Quản lý ngân sách của doanh nghiệp trong suốt quá trình chuyển đổi số

Sẽ rất hoàn hảo nếu doanh nghiệp có một nguồn tài chính vô tận? Thật không may điều này không bao giờ là sự thật. Đa số doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những hạn chế về ngân sách trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số.

Mặc dù việc chuyển đổi kỹ thuật số sẽ yêu cầu các khoản đầu tư khá lớn cho quy trình, công nghệ, đầu tư vào nhân sự, vào khách hàng, thì cũng hãy nhớ rằng đây không phải là một cuộc đua. Khi xây dựng chiến lược, hãy sử dụng ngân sách như một bài kiểm tra thực tế để xét xem doanh nghiệp có thể xử lý và giải quyết chiến lược được đến đâu. Hãy phát triển một kế hoạch bao gồm nhiều giai đoạn trong vài năm để tránh đặt doanh nghiệp vào tình trạng phải đối mặt với các vấn đề về ngân sách.

Tóm lại, doanh nghiệp hãy nhớ xây dựng một nền tảng vững chắc trước tiên - một nền tảng thúc đẩy các kết quả cho toàn doanh nghiệp, khách hàng và nhân viên.

>> Có thể bạn quan tâm: Tổ chức đào tạo E-Learning: Thúc đẩy chuyển đổi số với điện toán đám mây

SHARE