3 bí mật được bật mí của điện toán đám mây

941
03-04-2019
 3 bí mật được bật mí của điện toán đám mây

Công nghệ điện toán đám mây đảm bảo rằng cả bạn và khách hàng không bao giờ phải mua một server khác, back up một ổ đĩa khác, không phải lo lắng về việc nâng cấp phần mềm khác. Đây là sự thật, do đó mà hiện tại có những công ty triệu đô trên thế giới không hề sở hữu một server closet nào.

Bizfly Cloud chia sẻ rằng trên thực tế, các dịch vụ và ứng dụng đám mây đều đang được mua bởi những người thực sự không cần thiết phải mua. Họ mua bởi vì ngân sách cho phép, họ sẵn sàng chi tiêu cho công nghệ đám mây mặc dù đó là điều không cần thiết.

Bí mật 1: "Đám mây sẽ không bao giờ quên"

Vì toàn bộ dữ liệu đều rất quý giá, đây là lý do mà bạn muốn sao lưu và nhân rộng chúng phòng trường hợp thảm họa và chuyển đổi dự phòng. Bất kỳ dịch vụ đám mây cấp thương mại nào cũng sẽ đáp ứng được yêu cầu này.

Bây giờ hãy nghĩ về cách các dịch vụ thực hiện được điều đó. Họ có hàng trăm ngàn người dùng cùng truy cập vào một cụm server. Các dịch vụ sao chép phải liên tục truyền các bản cập nhật từ đĩa sang (các) cụm khôi phục thảm họa từ xa. Vì hoạt động này xảy ra liên tục nên bản sao phải được tối ưu hóa để đạt hiệu suất cao, độ trễ thấp và thời gian chuyển đổi nhanh. Nhưng gần như không thể đồng thời tối ưu hóa dịch vụ để xóa tệp dễ dàng.

Vì vậy, khi bạn xóa một bản ghi, việc xóa đó sẽ không được truyền tới từng phiên bản đã từng được lưu trữ trên hệ thống. Bản ghi hoặc tệp sẽ biến mất khỏi chế độ xem, nhưng điều đó không có nghĩa là nó đã bị hết hạn. Tức là nó vẫn có khả năng bị điều tra và là chứng cứ nếu các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu được can thiệp. Do đó xóa không phải là hết.

Bí mật 2: "Dữ liệu trong đám mây cần một quản gia"

Dữ liệu luôn có giá trị hơn hệ thống lưu trữ dữ liệu, do đó các dữ liệu trong đám mây cần phải được quản lý. Đây không phải là quản trị viên hệ thống, thay vào đó sẽ là một nhà phân tích kinh doanh có những kỹ năng sau:

- Nhận biết được những dữ liệu nào nên và không nên được lưu trữ trên đám mây. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các rắc rối đối với các kỳ kiểm toán như PCI, HIPAA hoặc FERPA… khi sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây.

- Nhận biết được những ý nghĩa của dữ liệu từ những điều nhỏ nhặt nhất.

- Thiết lập các quy ước đặt tên và tạo cây cho các tệp, thư mục và các mối quan hệ phân cấp khác.

- Kiểm soát các dữ liệu được nhập vào và đi ra trong hệ thống, đảm bảo ngữ nghĩa không bị khó hiểu, các nguồn không rõ ràng sẽ được lọc hoặc sửa chữa tại nguồn.

- Phát triển các thủ tục phù hợp để sao lưu đám mây, hợp nhất hồ sơ hoặc tạo mối quan hệ cha-con.

- Xác thực kết quả của các báo cáo nhằm sử dụng cho việc lọc, nhóm và triển khai thông tin. Bởi các kết quả khác nhau sẽ đưa ra những quyết định khác nhau, do đó cần phải xác định được kết quả chính xác nhất.

Thật may mắn, quản lý dữ liệu không phải là một công việc toàn thời gian. Tuy nhiên người quản lý dữ liệu phải có một phạm vi hiểu biết chính trị và kỹ thuật khá tốt. Thông thường, đây là một vị trí bạn nên tuyển dụng nội bộ hơn là tuyển bên ngoài.

Bí mật 3: Vì đám mây thay thế cho CNTT nội bộ nên cần phải được quản lý như CNTT nội bộ

Người dùng có xu hướng nghĩ về việc mua hàng trên đám mây như một "giải pháp". Khi doanh nghiệp sử dụng hệ thống đám mây, người dùng sẽ muốn kết hợp lại (mash-up), tùy chỉnh code và kéo thả các mục từ desktop. Người dùng muốn tích hợp với các nguồn dữ liệu khác trong và ngoài công ty. Giám đốc điều hành sẽ có xu hướng quan tâm đến các báo cáo và bảng điều khiển.

Nói cách khác, tất cả mọi người sẽ luôn đòi hỏi tính hiệu quả của một hệ thống CNTT. Những lợi ích đó chỉ đến khi có một kiến trúc sư (architect) và một "general contractor" làm việc kết hợp cùng nhau, không đơn thuần chỉ là một "workman". Và các doanh nghiệp lớn biết rất rõ điều này, họ biết rằng cần có thời gian và kỷ luật để khai thác đúng cách đám mây. Điều mà các doanh nhỏ đa số không nhận thức được.

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

>> Có thể bạn quan tâm: 6 sự thật đáng ngạc nhiên về điện toán đám mây

BizFly Cloud Server là hạ tầng máy chủ ảo vận hành hơn 200 website tin tức, báo chí thuộc hệ thống VCCorp, phục vụ hơn 2000 khách hàng trên khắp cả nước. Trong đó có nhiều khách hàng lớn như: Đài truyền hình VTV, Tập đoàn Vingroup, Bệnh viện Thu Cúc, Ahamove, Sapo, Chứng khoán Hà Nội SSI… Dành cho độc giả quan tâm tới giải pháp máy chủ ảo BizFly Cloud Server có thể truy cập tại đây.

SHARE